Phát kình hoặc phát lực là điều mà người học võ nào cũng thường được nghe. Nhưng phân biệt thế nào là kình thế nào là lực thì có lẽ không phải ai cũng làm được dễ dàng, đó là chưa kể nhiều người sẽ không phân biệt nó.
Quan niệm truyền thống thiếu lâm coi kình và lực là hai dạng sức mạnh khác nhau với các điểm dị biệt như sau: Lực là hữu hình, khởi từ xương truyền qua sống lưng vào vai mà phát ra. Kình là vô hình khởi từ gân truyền qua tứ chi mà phát ra. Mà có một phân biệt khác cho rằng lực vốn sẵn có và hiện lộ nên mang tính trực và hư. Vì vậy mới gọi”Chân Lực”là “Trực Lực” hoặc “Hư Lực”. Riêng kình là một dạng lực không qua rèn tập mà đạt tới nền ẩn tàng , mang tính hoành và thực. Vì vậy , Kình được gọi là “Hoành Lực” hoặc “Thực Lưc” . Cần lưu ý về nghĩa cái tiếng dùng ở đây . Hư , Thực không thể hiểu theo cách thông thường là có, mà cần hiểu theo đặc tính bao gồm ở trong. Hư lực là sức mạnh hiển lộ nên có tính cương còn Thực lực là sức mạnh ẩn tàng nên có tính nhu. Vì vậy mới nói lực hữu hình Kình vô hình, Lực tản mạn , kình hội tụ , lục trì trệ , kình thông bén.
Nhưng cách diễn tả này nhằm cho thấy lức không thể phát hết do bị cản ở lưng và vai, cuối cùng ở chính mục tiêu va chạm. Ngược lại kình dễ dàng thông suốt qua tay chân khi phát và có thể xuyên suốt qua mục tieu khi va chạm. Tuy vậy, cần nhớ là kình cũng phân thành cương kình và nhu kình. Quan niệm truyền thống của thiếu lâm hình dung cương kình như một mũi dao nhọn còn nhu kình như một làn gió thoảng, mũi dao còn có thể ngăn lại do một lẽ nào đó còn gió thổi qua tất cả.
Tô Thiện (sưu tầm)