Lưu tinh chùy là một loại chùy, một đầu là dây buộc còn đầu chùy thì nắm trong tay, dùng sức nhằm mục tiêu ném ra tấn công; đây là một loại vũ khí ngầm (ám khí) thuộc loại binh khí mềm, còn được gọi là phi chùy (chùy bay), lưu tinh chùy có nghĩa là chùy bay như sao đổi ngôi.
Lưu tinh chùy là thứ công cụ săn bắn thời xưa, từ “lưu tinh sách” – dây thòng lọng quăng phát triển mà thành, về sau đưa vào loại khí cụ dùng trong chiến tranh. Thời Chiến Quốc, trong tranh công kích thành có vẽ hai tay thi triển phóng lưu tinh chùy để tấn công địch. Những người đi lại giang hồ mãi võ đời Thanh thường sử dụng lưu tinh chùy để biểu diễn. Lưu tinh chùy không chỉ có thể cuốn lấy đối phương mà còn có thể đả kích đối phương. Dân gian vùng Tứ Xuyên Trung Quốc lưu truyền câu ca dao:
“Lưu tinh!
Lưu tinh,
Chuyên đánh trúng mũi
Chẳng nhằm con ngươi…”
Trong “Thủy Hử” tả Hổ Tam Nương sử dụng “Hồng cẩn sáo sách”(dải lụa đỏ mềm) làm công cụ bắt đối thủ. Từ cơ sở đó môn ám khí: binh khí phi qua, phi chùy, lưu tinh chùy hình thành và phát triển. “Võ bị chí” chép rằng: “Môn phi qua bằng sắt, giống như vuốt chim ưng vậy. Dùng dây dài xuyên qua một đầu, dùng người có sức ném vào đối phương rồi kéo về”. Phi chùy tức lưu tinh chùy, chia làm hai loại là cứu mệnh chùy và chính chùy. Lưu tinh chùy sử dụng trong chiến đấu là dùng sợi dây dài 15-17 thước, 2 đầu dây có buộc 1 quả cầu bằng đồng hoặc sắt cỡ quả trứng vịt, giữa dây và quả chùy có chuôi tròn, thắt sợi màu. Có loại đơn lưu tinh chùy thì chỉ buộc một quả ở 1 đầu dây.
Có một loại Lưu tinh chùy thường được sử dụng là loại hai đầu dây có buộc một quả cầu bằng đồng hoặc sắt, giữa dây và quả chùy có chuôi tròn, thắt sợi màu. Có loại đơn lưu tinh chùy thì chỉ buộc một quả ở một đầu dây, song lưu tinh chuỳ là hai quả cầu.
Lưu tinh chùy rất gọn, khi thu cất thì quấn quanh lưng, cho cái đuôi tròng qua quả chùy là xong, y như thắt lưng vậy. Thắt lưng này bỏ trong áo quần, chẳng ai biết. Nếu không thóp bụng lại thì không thể tháo ra được. Người sử dụng nó, cho dù có chạy nhảy đến mấy cũng khỏi lo bảo quản để binh khí không rơi mất lúc đi đường. Còn lúc cần ngả lưng, thì bện tóc này không làm người đang mang binh khí phải cởi ra khỏi thân thể… Cả hai loại chùy đều có thể dùng để leo trèo, vượt tường rất thiện nghệ, hoặc để đánh đu khi ẩn nấp nơi có độ cao cheo leo, hiểm trở… Môn binh khí này hợp đủ lý “cương nhu”, tức là một cứng một mềm – một dài một ngắn – một công một thủ…
Đặc biệt hơn hết là, một được rèn đúc từ chất liệu thiên nhiên, còn một thì phải được công phu “nuôi dưỡng” nơi “búi tóc” một đời người do “khí huyết” sinh ra… Ngày xưa, cha ông ta để tóc búi như một biểu tượng tôn quý nhất cần phải gìn giữ, nó gồm hai ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ “Trung – Hiếu”… Khi chiết búi tóc ra làm binh khí, người chế tác tự coi như đã ứng lấy một lời thề suốt đời đi theo, không lay chuyển… Vật còn người còn, vật mất người mất. Binh khí “bất ly thân”, giúp người vượt khó thoát nguy. Người giúp binh khí không để mang tiếng vật bất trung, bất hiếu…
Khi diễn luyện có thể dùng kỹ xảo cho dây thừng cuốn vào hông, ngực, lưng, vai, khuỷu tay, đùi, cẳng chân mình, rồi sau đó mới rung tay phóng chùy bay ra tấn công đối phương kèm theo động tác xoay mình thả dây ra.
Phương pháp sử dụng lưu tinh chùy có các động tác chính là vung, quay, ném, quét. Điều quan trọng là phải khéo léo sử dụng kình lực trong vận động quán tính, các động tác thường theo đường tròn. Khi thâu vào có thể tùy ý cho chùy cuốn vào quanh cổ, thân, chân mà không cần dùng tay hỗ trợ, đạt đến mức “thâu phóng tự như” (phóng ra, thâu vào tùy ý). Thuộc loại binh khí mềm, lưu tinh chùy bề ngoài mềm yếu nhưng bên trong dũng mãnh, trong nhu có cương, lực điểm chính xác, rất lợi hại.
Trung Phong (Sưu tầm)