Đối với người tập luyện thể hình, những chấn thương phần khớp là không thể tránh khỏi. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng tránh chúng để việc tập luyện được hiệu quả hơn.
Conor McGregor đã bị chấn thương trước trận chiến với Chad Mendes
Pacquiao hồi phục chấn thương vai sau trận thua Mayweather
1. Cổ tay
Chấn thương này thường xảy ra khi bạn thực hiện các động tác nâng tạ tay, cẳng tay hay vai. Việc chịu một áp lực mà cổ tay không cố định hay không đủ lực để giữ thì dễ dàng đưa đến chấn thương.
2. Cùi chỏ
Đau cùi chỏ thường xảy ra trong các động tác như chống đẩy, đẩy máy ngực. Đó là bởi vì việc thực hiện động tác không đúng hay do khối lượng tạ quá lớn.
3. Vai
Khớp vai thường chấn thương đặc biệt trong các động tác vai, lưng và ngực. Khi đưa tạ lên cao và trong lúc hạ xuống bạn không làm hạ xuống từ từ thì nó sẽ tạo áp lực lớn bất thường xuống vai và dẫn đến chấn thương.
4. Đầu gối
Khớp gối rất dễ bị đau do các bài tập cho cơ chân đặc biệt là động tác vác tạ tại chỗ. Cũng như các chấn thương kể trên, xuất phát từ việc thực hiện động tác không chuẩn và khối lượng tạ quá lớn so với sức chịu đựng của cơ thể.
Chữa trị: khi dính phải những chấn thương ở các khớp chúng ta nên giảm hoặc tranh những động tác liên quan đến khớp đó trong những ngày tập sau. Bổ sung các thực phẩm có giàu protein để quá trình hồi phục có hiệu quả. Bên cạnh đó dùng thêm thuốc và dùng dầu xoa bóp theo lời khuyên của bác sĩ.
Nhắc bạn: Bạn nên đảm bảo hai điều sau đây để tránh những chấn thương khớp. Thứ nhất, bạn nên tập luyện theo sự hướng dẫn của Huấn luyện viên hay chuyên gia. Thứ hai, bạn bắt buộc phải thực hiện những động tác khởi động, làm nóng trước khi thực hiện các bài tập cho mình.
Có thể bạn quan tâm: Những kiểu tập bụng đường phố ngẫu hứng
[jwplayer player=”1″ mediaid=”75783″]
Đăng Huy tổng hợp