Những đặc tính trong Triệt Quyền Đạo

Tổ sư sáng lập là Lý Tiểu Long với sự kết hợp các môn võ Trung Hoa (như Vịnh Xuân Quyền) và các môn thể thao phương Tây (như Quyền Anh, thể dục thể hình,…) và quan trọng hơn bộ tấn và cách di chuyển của Triệt quyền đạo được lấy từ môn đấu kiếm của phương Tây.

Nếu dịch theo đúng nghĩa Hán Việt thì phải đọc là Tiệt quyền đạo. “Tiệt” có nghĩa là “cắt đứt” hay “một đoạn”. Ý nghĩa này theo Lý Tiểu Long là vì môn võ khi đánh cắt đứt đường quyền của đối thủ, trước khi đối thủ có thì giờ phản ứng. Tuy nhiên, nhiều người dịch lầm là Triệt quyền đạo, với ý tưởng là “triệt tiêu” địch thủ. Tên này nghe hay hơn nên trở nên phổ thông ở Việt Nam, mặc dù không đúng ý nghĩa của người sáng lập là Lý Tiểu Long.

Ông tổ của Triệt Quyền Đạo Lý Tiểu Long
Ông tổ của Triệt Quyền Đạo Lý Tiểu Long

Nguyên tắc của Triệt Quyền Đạo:

Hãy vứt đi mọi thứ bạn có, bỏ đi những khái niệm đã ăn sâu vào đầu bạn để lấy tự do. Cái tự do đó sẽ giúp bạn hiểu biết tất cả những gì bạn đã bỏ đi, và rồi tiến tới hiểu thêm cả những gì bạn chưa biết.

Triệt Quyền Đạo không có nội quy hay nguyên tắc gì ràng buộc bạn cả, nó chỉ cho bạn hướng để phát triển một cách không hạn chế. Bạn học Tiệt Quyền Đạo để sử dụng và cũng không cần nhớ là mình học môn gì.

Bruce Lee sáng tạo ra Triệt Quyền Đạo sau nhiều năm thách đấu và đánh bại rất nhiều môn phái lớn nhỏ khác nhau
Bruce Lee sáng tạo ra Triệt Quyền Đạo sau nhiều năm thách đấu và đánh bại rất nhiều môn phái lớn nhỏ khác nhau

Hình thức phi hình thức là sự yêu cầu trau dồi các kỹ năng rồi tiến tới không cần đến chúng, chỉ còn lại sự giản dị đến không ngờ.
Hãy đấm khi cần đấm hãy đá khi cần đá(cái này nói thì đơn giản nhưng thực hiện thì không hề dễ chút nào)
Võ thuật như là nước(đây là triết lý do Lý Tiểu Long sáng tạo ra),nước thì muôn hình vạn trạng,khi bạn rót nước vào chiếc cốc thì nó là cốc,khi bạn rót nước vào chiếc chén thì nó là chiếc chén,nó không bị ràng buộc vào bất kỳ điều gì,hãy để cho mọi thứ tự nhiên nhất.
Triệt Quyền Đạo chủ yếu dùng vô chiêu thắng hữu chiêu,đánh vào điểm sơ hở của đối phương.

Những đặc tính trong Triệt Quyền Đạo

Tính phối hợp

Là khi âm dương kết hợp, nghĩa là nó đã tồn tại. Khi phòng thủ nhất định phải kèm với tấn công. Đó là điều cốt lõi trong triệt quyền đạo, vì khi đối phương tấn công cũng là lúc để lộ rõ sơ hở, phải biết trong nháy mắt đoán được ý đồ của đối phương để kịp thời ngăn chặn đòn đánh và tức tốc phản kích trong một thời gian ngắn. Tốc độ phải như tia sáng của mặt trăng, ta không thể nhìn nhưng lại cảm nhận được nó. Ánh mắt không phải nhìn về mình mà luôn hướng về đối thủ. Đối thủ lớn nhất của mình không phải ở trước mắt mà là ở đằng sau, khi ta tiêu diệt được ảo ảnh thì đối thủ cũng biến mất.

Tính chuẩn xác

Là sự đạt được đúng đắn động tác nhằm diễn tả mức thích đáng của động tác phóng ra mà sức lực thực hiện ít nhất. Nếu sức lực thực hiện ít nhất mà có tốc độ nhanh nhất có thể thì các bạn sẽ không nắm chắc được thành công khi ra đòn. Yêu cầu phải có tốc độ nhanh khi ra đòn. Không những nhanh mà lực phát ra phải dồn hết về cánh tay. Cổ tay phải dẻo và linh hoạt mói có thể tấn công tốt được.

Triệt Quyền Đạo rất coi trong tính chuẩn xác trong từng pha ra đòn
Triệt Quyền Đạo rất coi trong tính chuẩn xác trong từng pha ra đòn

Tính uy lực

Uy lực không hoàn toàn chỉ là sức mạnh mà nó là sự kết hợp giữa sức mạnh – thời điểm – tốc độ. Nếu bạn tăng tốc cho một đòn đánh thì đòn đánh đó tăng uy lực lên mặc dù độ co kéo của cơ bắp vẫn không đổi.
Để kết hợp tốt sức tung ra với lợi ích hành động, các xung lực thần kinh gồm một số lượng sợi vừa đủ được chuyển đi để tác động thúc đẩy hoạt động cơ bắp đúng lúc. Đồng thời các xung lực cũng tác động vào các cơ bắp nghịch ứng làm giảm nhẹ sự đề kháng. Tất cả các hoạt động này sẽ tạo nên hiệu quả và đưa tới sự sử dụng uy lực tốt nhất.

Tính bền bỉ

Sự bền bỉ được tạo ra khi những người luyện tập cố vượt quá chính bản thân giới hạn của mình một cách thường xuyên.
Các bài tập tính bền bỉ là những bài tập khó khăn và phải được giám sát cũng như gia tăng từ từ.
mỗi đòn trong triệt quyền đạo được tập rất nhiều lần và trong thời gian dài.

Tính thăng bằng

Tính thăng bằng là trạng thái ổn định của cơ thể dù đang ở tình trạng hành động hay đứng yên.
Thăng bằng chỉ có khi cơ thể ở trong thế thẳng hàng thích hợp. Bàn chân, ống chân, thân hình và đầu giữ phần quan trọng nhất để tạo lập và duy trì tư thế thăng bằng. Các bàn chân cần giữ được tương quan thích hợp với nhau và thích hợp với thân hình mới tạo cho cơ thể vào thế thẳng hàng chuẩn xác.
Luyện phối hợp đấm đá, trong lúc tiến, lui, đổi hướng với tốc độ, uy lực tối đa, đồng thời luyện giữ vững tư thế thăng bằng hoặc lấy lại tư thế thăng bằng một cách mau chóng nhất.

Tính cơ thể tự cảm nhận

Là việc cơ thể tự cảm nhận mình và đối thủ, xem xét tư thế của mình có phù hợp không và của đối thủ đang có biểu hiện gì.
Tính cơ thể tự cảm nhận sẽ làm nảy ra tác động hỗ tương thích hòa hợp giữa thân xác và thân hình trong một nhịp điệu không thể tách rời.

Tính thị giác dự báo

Học nhận thức cực mau bằng mắt là bước mở đầu căn bản. Để luyện tập cần thực hành hàng ngày bài tập nhìn lẹ, ngắn và tập trung.
Làm động tác giả và đánh nhử là phương pháp khiến đối thủ phải do dự trước khi hành động.

Tốc độ là đặc tính quan trọng nhất trong những đặc tính của Triệt Quyền Đạo
Tốc độ là đặc tính quan trọng nhất trong những đặc tính của Triệt Quyền Đạo

Tính tốc độ

Tốc độ là một trạng huống phức tạp, nó bao hàm cả thời gian nhận thức lẫn thời gian phản ứng. Tình thế phản ứng càng phức tạp thì tốc độ lại càng chậm.
Tốc độ được chia thành năm loại:Tốc độ chi giác: Nhanh mắt thấy ngay các kẽ hở và đánh trực diện vào điểm yếu (kẻ hở) cho đối thủ nản chí, bối rối và trở lên chậm chạp.
Tốc độ tâm lý: Phán đoán nhanh để có ngay cử động hợp thời nhằm vô hiệu hóa đối thủ và phản công.
Tốc độ khởi đầu: Khởi đầu nhẹ nhàng từ tư thế đúng và phong cách tinh thần đúng.
Tốc độ thể hiện: Động tác nhanh để đưa cử động tới chính xác và hiệu quả. Bao gồm cả tốc độ co cơ thực sự.
Tốc độ biến đổi: Khả năng chuyển hướng bất ngờ, bao gồm cả sự làm chủ tính thăng bằng và thói quen chậm chạp.
Để gia tăng tốc độ cần lưu ý đến năm đặc tính:Tính lưu động.
Tính bật nảy, đàn hồi và mềm dẻo.
Tính đề kháng đối với sự mệt mỏi.
Tính cảnh giác về tâm lý và thể chất.
Tính tưởng tượng và dự báo.
Các yếu tố tạo thành tốc độ tối đa bao gồm:Sự khởi động giúp tăng tính đàn hồi, mềm dẻo và điều chỉnh toàn thân đạt một nhịp độ sinh học cao hơn (nhịp tim, huyết áp, hơi thở).
Sự co cơ lúc đầu và sự co cơ từng phần.
Tư thế đứng thích hợp.
Sự tập trung chú ý thích hợp.
Giảm nhẹ sự tiếp nhận kích thích để đạt tới thói quen tri giác mau lẹ, đồng thời giảm bớt những động tác bị thúc đẩy để tiến tới thói quen phản ứng nhanh.
Một số nguyên tắc chi phối tính tốc độ:Bán kính ngắn tạo động tác nhanh.
Vòng cung dài hơn cho xung lực toàn vẹn.
Sức nặng ở tâm điểm cho tốc độ hồi chuyển và gia tăng tốc độ bởi các động tác trùm phủ đồng qui và nối tiếp.

Tính đúng lúc

Tốc độ và tính đúng lúc bổ sung hiệu quả cho nhau vì đòn đánh mạnh mà không trúng đích thì sẽ là vô hiệu.
Thời điểm phản ứng là khoảng thời gian giữa tác nhân kích thích và sự đáp ứng.
Thời gian chuyển động là thời gian cần để hoàn tất một động tác.

40facd29c72116ba3605ca14a999c3f3

Điệu, nhịp và tiết tấu

Điệu là sự diễn biến giữa các đấu thủ cố theo đuổi mọi động tác của nhau tạo thành những cặp đồng điệu. Nếu một đối thủ phá vỡ điệu này sẽ tạo ra sự chênh lệch nhất thời gây tổn thương.
Nhịp là sự kiểm soát được tốc độ của đối thủ nhằm tạo tốc độ của mình phù hợp với đối thủ, lúc đó khả năng chi phối trận đấu nằm trong tay người điều khiển.
Tiết tấu là quy luật của chuyển động, khi một đối thủ bị nắm bắt tiết tấu thì khó có thể kháng cự lại.

Hình thức tốt

Là việc làm chủ những tư thế những nền tảng thích hợp và ứng dụng liên tục chúng.
Hình thức tốt là cách hữu hiệu nhất để hoàn tất mục đích của một lần thể hiện động tác mà không cần di động nhiều và hoang phí năng lực.
Theo Anh Lý hình thức tốt có thể đánh bại mọi đòn tấn công và có thể tấn công đối phương một cách hợp lý nhất.
Làm chủ hình thức của bản thân thì có thể làm chủ được tình huống,điều khiển được cuộc đấu theo ý thức của bản thân.

Thiện Tâm (sưu tầm)