Những kỹ thuật phòng thủ Boxer buộc phải biết

Sớm tập luyện phòng thủ bằng cách dùng găng che chắn vùng mặt trong các môn đối kháng như Boxing, Muay Thai và MMA rất quan trọng.

Có thể tạo được 1 bức tường phòng thủ vững chắc trước những đòn tấn công của đối thủ sẽ giúp bạn giữ được thể lực, giúp bạn tự tin hơn trong những buổi đấu tập. Từ đó bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ hơn trong việc tập luyện và xa hơn nữa bạn sẽ có đủ sự tự tin cần thiết khi tham gia các giải đấu hay ngay cả trong các tình huống cần tự vệ bên ngoài phòng tập. Để thành thạo được kỹ năng này bạn cần phải lưu ý 3 điều sau đây:

1. Không bao giờ rời mắt khỏi đối thủ

Dùng tay che thật kín vùng mặt là 1 lỗi cơ bản mà những người mới thường gặp phải. Che chắn theo cách này khiến bạn cảm thấy an toàn vì vùng mặt được cẳng tay, găng tay che chắn gần như toàn bộ nhưng đây lại là một thói quen nguy hiểm.

Khi chặn đòn, khuỷu tay, cẳng tay và hai bên găng tay có thể khép vào nhau để tạo thành “bức tường” phòng thủ, nhưng không nên cản trở tầm nhìn của bạn. Bạn sẽ khó có thể phản đòn khi không nhìn thấy được đối phương trong lúc che chắn và dễ bị đối thủ bất ngờ đánh trúng khi bạn mở “cửa” để tung đòn.

Hãy chắc chắn rằng “bức tường” phòng thủ của bạn tạo ra có đủ khoảng trống để bạn có thể luôn quan sát được đối thủ, khoảng trống này sẽ khác biệt phụ thuộc vào cách mà bạn phòng thủ nhưng chúng là yếu tố then chốt của mọi kiểu che chắn.

Floyd Mayweather thường che chắn bằng cách hạ tay trước xuống thấp và quan sát đối thủ bằng khoảng trống giữa vai trước găng tay sau. Trong khi đó Winky che chắn bằng cách dùng hai tay che phía trước mặt nhưng vẫn chừa đủ khoảng trống để có thể quan sát đối phương.

2. Đừng che chắn một cách bị động.

Không có kiểu che chắn nào là hoàn hảo và không thể bị xuyên thủng. Nếu có, thì bạn sẽ gần như không bao giờ có cơ hội được chứng kiến bất kỳ pha knockout nào. Nhiều người mới tập thường chỉ cố gắng nâng cao lên che mặt gồng cứng và giữ cố định vị trí tay. Điều này sẽ khiến đối phương dễ dàng tìm ra các kẽ hở để tấn công vào. Nó cũng sẽ khiến bạn sớm kiệt sức vì phải liên tục gồng cứng tay để chống lại các đòn đánh.

Thay vào đó, nên tập trung di chuyển “bức tường” của bạn liên tục khi chắn đòn. Chủ động vừa nâng tay đỡ vừa lách nhẹ để làm trật hướng đòn đánh của đối phương và đẩy lùi những cú đấm của họ, kết hợp các kỹ thuật gạt đỡ, lách né, dùng cùi chỏ để ngăn chặn các cú body shot.

Wright phòng thủ hiệu quả trước combo đòn của Felix Trinidad bằng cách chủ động che chắn kết hợp di chuyển lách né.

Đối thủ sẽ cảm thấy rất khó khăn để đối phó với bạn khi bạn phòng thủ bằng cách chủ động che chắn kết hợp di chuyển. Bạn cần phải buộc đối thủ của mình luôn tấn công vào một mục tiêu di động, điều này khiến họ cảm thấy khó khăn hơn trong việc quyết định thực hiện đòn đánh, đồng thời giúp bạn dễ dàng tung đòn phản công dựa vào chuyển động tạo đà xoay vai khi lách tránh đòn đánh.

3. Vừa che chắn vừa kết hợp xoay chuyển tránh đòn.

Những người mới tập thường nghĩ che chắn và xoay người lách né đòn đánh là 2 kỹ năng phòng thủ riêng biệt nhưng khi biết cách kết hợp chúng với nhau thì nó là cách phòng thủ tốt nhất.

Đối thủ sẽ cảm thấy rất thoải mái khi đối đầu với bạn khi bạn luôn luôn che chắn 1 cách bị động, cảm giác thoải mái như là họ đang tập luyện với bao cát. Hơn nữa điều này giúp đối phương dễ tung ra các combo với những đòn cú đấm đầy sức mạnh vào những vùng không được che chắn.

Đừng để mình trở thành miếng mồi ngon cho mọi đối thủ, thay vào đó hãy cố gắng là một đối thủ khó xơi bằng cách kết hợp xoay chuyển thân người kết hợp với che chắn để làm nản lòng và khiến đối thủ kiệt sức. Đầu tiên hãy để đối thủ đánh trúng vài đòn vào găng của bạn sau đó bất ngờ  xoay người hoặc đẩy vai để khiến đòn đánh của đối phương trật khỏi mục tiêu một khi bạn đã cảm nhận và phán đoán được đòn đánh kế tiếp của họ. Đối thủ sẽ mất tự tin và nao núng trước khi tung đòn từ đó đó dẫn tới chất lượng của những cú đấm giảm đi đáng kể.

https://youtu.be/pElwuGsUy_0

Quang Phượng