Tiên (Roi)
Chia là Nhuyễn Tiên và Ngạnh Tiên. Nhuyễn Tiên được hợp thành Tiêu đầu ( đầu mũi roi có gắn 1 mũi hơi tù giống như phi tiêu), Tay roi và một số khớp nối bằng thép được kết nối thông qua các vòng sắt hợp, Nhuyễn Tiên được chia thành: 7 đốt, 9 đốt, 13 đốt. Loại chúng ta hay thấy nhất đó là “ Cửu Tiết Tiên’. Khi sử dụng có thể ngắn có thể dài. Phương pháp chiến đấu và luyện tập gồm có: Xoay tròn, quét, treo, ném, múa ( hoa) và nằm đánh, cũng có thể luyện tập đơn Tiên hoặc song Tiên.Ngạnh Tiễn chia thành “ Trúc tiết Cương Tiên” ( roi sắt có đốt trúc) và Thập tam tiết “ Thuỷ Ma Cương Tiên”. Trên thân Tiên có hơn mười khối hình vuông hoặc cục hình tròn, độ dài của Tiên thường là: 100 cm, đầu tiên hơi nhỏ và nhọn, cán Tiên khá dễ cầm. Cách chiến đấu và luyện tập của Ngạnh Tiên gồm: Đỡ, lăng, rớt, điểm, chặt, xoay, quét.
- Nhuyễn Tiên;
- Nhuyễn Tiên ( cửu tiết nhuyễn tiên)
- Thập Tam Thuỷ Ma Cương Tiên
- Trúc tiết Cương Tiên
- Roi da được gọi là Hưởng Tiên (roi khi đánh phát ra tiếng kêu) không phải binh khí thời cổ.
Cửu tiết tiễn thuộc vũ khí mềm. Do 9 khúc thép nhỏ tròn nối lại với nhau và mỗi khúc có độ dài từ 9一13cm tạo thành. Giữa mối khúc đường dùng vòng sắt nhỏ nối lại với nhau. Phía đầu của mỗi khúc được gắn 2 vòng tròn bằng thép lớn, khúc thứ nhất gọi là đầu Tiên, khúc cuối cùng gọi là chuôi Tiên. Tua màu gắn trên Tiên không được dài quá 20 cm và không được gắn bất cứ vật dụng gì khác. Do Cương Tiên hiện giờ rất ít người luyện tập, nên dịch giả không tìm được video liên quan.
Nguyễn Hùng Thái