Có hai quan điểm khác nhau về nội dung của danh từ “thân pháp”. Một thì cho rằng thân pháp là các động tác , tư thức của thân mình mà thôi , không kể đầu và chân tay. Quan điểm thứ hai xem thân pháp chỉ các động tác tư thức của toàn thể con người . Trong câu hỏi này , thân pháp được hiểu theo nghĩa hẹp.
Yêu cầu của Thái Cực Quyền (TCQ) đối với thân pháp thì rất nhiều , như hàm hung bạt bối , tung yêu , trầm kiên , đỉnh đầu huyền . các điều này sẽ được trình bày ở các câu hỏi sau . Ở đây chỉ bàn đến hai điểm quan trọng là Vĩ Lư Trung Chính và Trung Chính An Thư.
Vĩ Lư là tên gọi tắt của xương Vĩ Lư . Xương Vĩ Lư ở mắc cuối của cột xương sống , trên thực tế nó tiếp liền ngay toàn thể cột xương sống -hệ thống xương làm trụ cột cho thân mình . Mắc trên của cột xương sống tiếp với xương đầu , để chống đở đầu bộ , mắc dưới nối với cốt bàn và hai chân . Cột xương sống được tổ thành bởi từng đốt xương một , điều này làm cho cổ và eo chuyển động được linh hoạt.
Xương sống con người , không phải là đường thẳng mà tự nhiên cong ở ba chổ : cổ, ngực và eo . Chẳng qua vì độ cong nhỏ nên nhìn bề ngoài không thấy được . TCQ đòi hỏi Vĩ Lư Trung Chính là muốn nói đến sự trung chính tự nhiên này đây , chứ không phải trung chính gắng gượng như muốn cho cột xương sống từ trên xuống dưới thành một đường thẳng buông xuôi , vì trên thực tế không thể làm được . Ai có tật khòm lưng , khi tập quyền , cố gắng giử cho eo thẳng , mới mong được vĩ lư trung chính .
Thế nào gọi là Trung Chính An Thư? Lá khi luyện quyền, thân thể giữ cho an nhiên thư triển , không nghiêng không lệch . Trong TCQ Luận có nói : “không được có chổ nào lồi lỏm , không được có chổ nào khuyết hảm” , chính là nói đến ý này . Nếu như khi luyện quyền , bộ phận nào của cơ thể cảm thấy sượng sùng khó chịu , không thư thản tự nhiên , đó chính là nghịch với nguyên tắc trung chính an thư . Xét về khía cạnh sinh lý của sự vận động , giữ thân cho trung chính an thư rất có ảnh hưởng đến sức khỏe .
Luyện TCQ kỵ nhất là gồng cứng gân thịt và trương căng khớp xương , chỉ khi nào để buông lõng thì mới không làm trở ngại sự lưu thông của máu , giử xoang bụng rộng mở và phổi được thư triển . Ngoài ra , khi luyện tập có chú ý vĩ lư trung chính mới giử được cho thân không chồm không ngữa cùng là méo trái lệch phải . Nếu không , động tác không được đẹp đẽ , hô hấp không được tự nhiên thư sướng , đồng thời thân thể mất quân bình , trọng tâm không ổn , thì lúc thôi thủ , chỉ cần đối phương dẫn một cái là đã ngã úp rồi . Yếu điểm này , phải nhớ luôn luôn.
Nhất Trung (Sưu tầm)
Theo Maxreading