Khi sử dụng binh khí này thì tư thế đẹp đẽ, phong cách thô giản, hào phóng mạnh mẽ. Phương pháp sử dụng thì có bổ, chặt, ôm, miết, khoa, cứa…
Phủ và việt là loại binh khí hiếm thấy. Thời xưa phủ và việt không phân biệt, phủ cán dài lưỡi lớn gọi là việt mà cũng gọi là đại phủ (búa lớn). Do phương pháp sử dụng không giống nhau nên phủ và việt cũng có chỗ khác nhau để phân biệt: Phàm là phủ mà trên sống lưng có móc (câu) hoặc đầu phủ có thương nhọn để đâm thì đó là việt.
Phủ và việt cán dài là loại binh khí nặng, thời cổ thường dùng trên ngựa. Phủ cán ngắn gồm có độc phủ và song phủ là thứ vũ khí bộ binh thời xưa dùng. Loại cán ngắn vì hình dáng hơi rộng nên gọi là “bản phủ”. Trong truyện “Thủy Hử”, Hắc Toàn Phong Lý Quỳ dùng đôi “bản phủ” khiến kẻ thù khiếp đảm.
Phủ và việt có từ lâu đời, năm 1972 ở tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) đào được một cây việt đời Thương, ở tỉnh Thiểm Tây cũng đào được một cây đời Tần được đúc và trang trí hoa văn khá tinh xảo.
Khi sử dụng binh khí này thì tư thế đẹp đẽ, phong cách thô giản, hào phóng mạnh mẽ. Phương pháp sử dụng thì có bổ, chặt, ôm, miết, khoa, cứa… Cây việt có móc, có mũi thương nên có thêm hai cách: đâm và móc. Để sử dụng được loại binh khí này đòi hỏi phải có sức khỏe bền bỉ của đôi cánh tay và thân pháp linh hoạt. Vì phủ và việt khi diễn luyện khá nặng nề, hơn nữa nhiều bài võ truyền thống đã bị thất truyền hoặc gần bị thất truyền nên trong võ lâm hiện đại ít thấy người sử dụng phủ việt.
Theo Sổ tay võ thuật