Phương pháp đo “độ khủng” của một cú đấm

Tăng sức mạnh trong từng đòn tấn công là việc mà bất kỳ võ sĩ nào cũng muốn phát triển. Có rất nhiều bài tập hướng dẫn bạn tăng phát lực cho cú đấm. Nhưng có khi nào bạn tự hỏi cú đấm của bạn mạnh cỡ nào hay chưa ? 

Gazelle Punch: Tuyệt chiêu khiến Muhammed Ali bị đánh hạ
Switching Stances: Cơn ác mộng chiến thuật trên võ đài

Máy đo phát lực

Cách để biết chính xác nhất để bạn đo lực đấm bằng những con số, tuy nhiên cách này khá khó làm ở Việt Nam vì máy này vẫn được phổ biến rộng rãi. Những máy bạn thấy trong các khu trò chơi điện tử thường không chính xác, chỉ ở mức tương đối.

 

Điểm yếu của cách này là bạn không thể thay đổi khoảng cách giữa người đấm và bóng, hãy tưởng tượng với người lùn hơn hoặc cao hơn vị trí phát đòn sẽ khác từ đó lực phát ra cũng tác động đến cũng khác theo.

Dựa vào bao cát

Với những võ sinh mới bắt đầu tập thì họ chú ý đến độ lắc lư của bao, những người trình độ cao hơn chú ý vào độ lún khi đấm vào bao. Cách này nghe có vẻ dễ nhưng thực sự khá khó so sánh giữa 2 người, buộc bạn phải để ý bằng mắt và đôi khi người nhìn phân định sai. Kết quả cho cách này hoàn toàn không rõ ràng, đối với những bạn đấm bao cát hàng ngày cũng có thể cảm nhận được sức mạnh của mình tăng lên theo thời gian.

Đấm thổi tắt nến

Sức mạnh tạo ra từ tốc độ, sức nặng và kỹ thuật, đây là cách tốt nhất để đo sự hoàn hảo và sức mạnh của cú đấm của bạn. Bạn chỉ cần để cho các cây nến thẳng hàng và đấm, thổi tắt được càng nhiều cây nến thì chứng tỏ cú đấm của bạn càng mạnh.

Đấm thổi tắt nến vốn là 1 bài tập của một số môn võ như Kungfu Thiếu Lâm, Karate,… Tuy nhiên những môn thể thao đối kháng hiện đại cũng đang dần tập theo cách này. Như trong Boxing, một số võ sĩ thể hiện khả năng bằng cách đấm thổi tắt hàng loạt cây nến cùng một lúc. Điển hình như Amir Khan, anh đã đấm tắt 8 cây nến cùng lúc.

 

Nguyễn Thái