Là loại vũ khí được sử dụng trong võ thuật. Có 2 loại là: Quải cán dài và Quải cán ngắn. Quải cán dài còn có tên gọi khác là Đạt ma trượng hay Đơn quải, chiều dài khoảng 133 cm chủ yếu được dùng cho 1 tay. Quải cán ngắn( đoản quải) phần lớn được dùng để luyện tập song binh khí, còn có tên gọi khác là “ Song quải”, độ dài khoảng 70cm.
Tại vị trí 1/3 của đoản quải được chế thêm một tay nắm bằng gỗ ngắn gần giống với đơn quải. Phương pháp luyện tập của đơn quải gồm: bổ, đập, lăn, nhảy, chồm, chống, vỗ, tóm, móc, gác, cắt; Phương pháp luyện tập của song quải gồm: ôm, che, xoay, chọc. Ngoài taolu đơn luyện ra, còn có thể đối luyện.
Quải có thể được cầm tại tay cầm ngắn vuông góc với thân chính, hoặc được cầm ngay tại thân chính. Trong việc phòng thủ, nếu người dùng cầm nó ở phần tay cầm ngắn, thì phần thân chính sẽ bảo vệ cẳng tay trong khi quả đấm ở tay cầm bảo vệ ngón cái. Nếu người dùng cầm quải ở cả hai đầu thân chính, phần thân chính sẽ được dùng để đỡ gạt còn tay cầm có thể dùng để móc lấy vũ khí của đối thủ.
Trong tấn công, người dùng có thể vung quải để đánh vào đối thủ. Động lượng lớn của việc vung quải có thể được truyền vào phần thân chính bằng việc xoay tròn nhanh quải tại phần tay cầm. Người dùng cũng có thể cầm quải tại một đầu bất kỷ của thân chính để đập phần tay cầm vào đối thủ. Quải cũng có thể được dùng để đâm. Và bằng việc cầm giữ phần thân và tay cầm của quải cùng một lúc, người dùng có thể chặn hoặc phá đòn tấn công của đối thủ.
Theo truyền thống, quải được dùng theo cặp hai cái, một chiếc quải cầm ở một tay – trong khi đó dùi cui cảnh sát tuần tiễu ban đêm thường chỉ được dùng mỗi người một chiếc. Vì quải có thể được dùng bởi nhiều cách khác nhau và được cầm ở các tư thế khác nhau, việc huấn luyện cách dùng quải thường bao gồm học cách chuyển tư thế cầm trong thời gian ngắn – những kỹ thuật như thế yêu cầu sự khéo léo rất cao. Giống như tất cả các vũ khí Okinawa khác, các tư thế dùng quải phản ánh các đòn thế của karate
Đơn quải ( Đạt Ma trượng)
Đoản quải (Song quải)
Nguyễn Hùng Thái