“ TÂM “ TRONG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT NÓI CHUNG VÀ “ TÂM “ TRONG VÕ THUẬT
Tâm là một khái niệm chỉ về Lõi cốt của mọi hiện tượng, mọi vật, việc làm. Tâm ( tim ) trong cơ thể là sinh mệnh, nó có địa vị đứng đầu trong các tạng phủ, các tạng phủ khác đều hoạt động hợp đồng, điều hoà với tâm.
Võ thuật cùng với các mặt triết học, quân sự, nghệ thuật, ứng dụng đầy ắp trong các lý luận đó, trong đời sống hằng ngày chúng ta vẫn gặp phải những chữ tâm, ví dụ như là Trung tâm, tâm điểm, tâm của vòng tròn …muốn nói tới đó là một không gian, một điểm mà mọi người cần chú ý tới. Khi chúng ta đi chùa, chúng ta công đức một số tiền nào đó, hay chúng ta có một sự giúp đỡ tới nhà chùa thì điều đó được gọi là PHÁT TÂM, nghĩa là chỉ tới tấm lòng của chúng ta được xuất phát từ tâm TIM chúng ta. Nội dung trên nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Tâm. Trong võ thuật phải dưới sự chỉ đạo của Tâm ( ý niệm ) mới có thể đạt tới cảnh giới cao của sự vận động. Ví dụ như khi chúng ta tập một bài quyền thì tâm ý trung thực, ngoại ý đúng hình cần phải được hài hoà hợp nhất.
Như trong sách “ Thiếu Lâm quyền thập pháp yếu luận “ nói : tóc là ngọn của huyết, ngón tay, chân là ngọn của gân, lưỡi là ngọn của thịt, răng là ngọn của xương. Trong việc luyện tâm pháp chúng ta cũng cần phải hiểu thêm nhiều hơn nữa về bệnh học. Ví dụ như người có tiền sử về bệnh tim, phổi, thận, gan… thì cần phải có cách luyện thích hợp. Nếu như người có tiền sử về bệnh tim cần thận trọng phương pháp tập của bài đó, không nên mua sách về rồi tự tập mà không hiểu thể tạng của mình ra sao…hay về bệnh thận cần hiểu biết hơn về cách tập theo giờ, thuận theo nước thuỷ triều, theo mùa Xuân Hạ Thu Đông…
Trong việc luyện công phu như chúng ta rất cần biết 3 điều, đó là : tiến từ từ – bền lòng – hạn chế tình dục …
Nếu quá vội vàng mà luyện …dễ bị sinh tật, có thể bị chết non. Có người tập võ thuật chăm chỉ lại cho rằng đó là lỗi của võ thuật, thực ra không phải mà đó là lỗi của người không biết tập từ từ…
Chúng ta từ khi trưởng thành rồi lập thân, việc gì cũng phải cần bền lòng, chăm chỉ luyện tập, học hành . Luyện tập võ thuật nếu có tinh thần bền bỉ, không kể là người luyện ngoại công hay nội công thì ba năm luyện là chuyện nhỏ, kiên trì sẽ thành công lớn, không phụ công cho sự chăm chỉ của mình.
Ngoài ra, có một việc tối khẩn yếu của việc luyện công đó là chữ Dục, cái vạ sắc dục chắc chắn không kém cái hại của nước lũ và mãnh thú, mãnh thú và nước lũ người ta còn có thể tìm hướng để tránh, tránh cho hết đợt rồi lại bình thường, còn ở sắc dục không biết hướng tránh mà lại được vui, do đó càng bị hại sâu. Người bình thường nên lấy thanh tâm, quả dục để giữ gìn cuộc sống, còn ở người luyện võ công, việc đó càng cần phải coi trọng. Giữ tâm và thân cho trong sạch. Luyện tập nội công vốn là luyện cho Tinh-Huyết-Khí-Thần kết tụ lại với nhau cho thân cứng, phách khoẻ. Sắc dục làm cho con người ta hao tinh huyết, tán thần khí mà suy yếu thân thể. Cho nên người luyện công trước hết là hạn chế sắc dục, sau đó luyện thần cho chọn vẹn, khí đủ để tinh huyết ngưng chắc chắn mà thu được hiệu quả hành công.
NGỒI THIỀN ( LUYỆN TÂM )
Người ngồi Thiền đúng là từ trong tĩnh.
Người ta sống trong hiện tại vốn đã rất nhiều tác động mà tán loạn, tình cảm nhiều lớp mà không thuần, thanh sắc đánh phá ở ngoài, yêu ghét vây bên trong. Bộ máy hoạt động tự nhiên trong cơ thể dần dần bị che mờ và dẫn đến bị tiêu diệt. Nếu chúng ta không ngồi thiền, luyện tâm thì sao có thể đạt được. Then chốt chủ yếu ở đây chủ yếu ở ba việc : Ngưng thần – liễm khí – cố tinh. Nếu tâm như gương sáng, không nhiễm một hạt bụi thì thần ngưng tụ, khí tự liễm, tinh tự cố. Nếu như trong tâm mà tán loạn, yêu ghét nổi lên rồi mất đi thì thần hao khí tán, tinh bại. Vậy là ba thứ Thần – Khí – Tinh muốn gom giữ lại mà không mượn cách ngồi thiền thì không thể giữ được.
Ngồi thiền chúng ta phải chọn nơi yên tĩnh, với điều kiện ngày nay có phòng riêng ( tĩnh thất ) là tốt nhất . Nơi ngồi thiền cần trên mặt phẳng bằng gỗ, có thể trên giường, nghĩa là mặt phẳng của giường hoặc tấm gỗ đó rộng khoảng 1m2, không có chỗ tựa ( lưu ý là giường không có đệm, hoặc là giấy lót cũng không được, vì vật đó có đàn hồi, khi chúng ta ngồi nó sẽ lún không tránh khỏi bệnh gù lưng, lệch thân.
Hằng ngày vào các buổi sớm, tối ngồi một lúc, mới tập không tập quá lâu. Vì chúng ta không thường xuyên tập như vậy, cơ và gân chưa thích nghi, ngồi thẳng lưng một lúc thường dễ mỏi, tinh thần bị cố và gượng ép. Tập chầm chậm tăng dần mới có hiệu quả.
Khi ngồi cần thoải mái, nhắc mọi người không động đến mình trong lúc mình Thiền, thở hít bình thường, tự nhiên. Giữ cột sống ngay ngắn, miệng ngậm lại, hàm răng chạm nhẹ vào nhau, lưỡi đặt hàm lợi trên, hai bàn tay nắm nhẹ đặt dưới đan điền. Ngồi có hai cách ngồi Bán già (đơn bàn ) tức là một đùi ở dưới và đùi kia được đặt lên trên , cách khác là ngồi toàn già ( song bàn ), giống như ngồi bán già nhưng thêm là đem bàn chân ở dưới ngược lên, đặt lên trên mặt gối trên, làm cho hai lòng bàn chân đều hướng lên, cuối cùng là hai chân được giao chéo lại thành một bó. Cách ngồi kiết già khó hơn bán già nhưng có nhiều hiệu quả khác. Phật gia khi toạ Thiền vẫn ngồi theo cách này ( song bàn ). Nếu ai không ngồi được bán già thì bán già cũng được vì kết quả chỉ là thiền. Kỹ thuât của tay có 3 cách sau :
1. là đại thủ ấn – một tay nắm hờ lại và đặt thả lỏng bên đùi, tay kia các ngón tay duỗi ra và khép lại đưa lên ngang ngực, cách ngực bằng một nắm tay
2. là ấn Thái cực đồ – lấy ngón tay cái bàn tay trái nắm nhẹ ngón giữa, mà ngón cái tay phải cắm vào trong hổ khẩu tay trái để ngón cái và ngón trỏ tay phải nắm nhẹ gốc ngón nhẫn tay trái.
3. là ấn Tam muội hai lòng bàn tay đều ngửa được đặt chồng lên nhau
Trước khi thiền cần há to miệng thở ra mạnh một hơi cho các khí dơ bẩn ra hết, lại hít hơi khác vào sâu cho bổ đan điền rồi lại thở ra, làm như vậy 3 lần. Khi hít cần chậm mà sâu, khi thở nhanh hơn và cho hết . Sau ba hơi thở như thế khí trong nội phủ thổ ra hết trọn vẹn.
Khi tập thiền có rất nhiều tạp niệm vây quanh, chúng ta có thể niệm A DI ĐÀ PHẬT hoặc đếm MỘT-HAI-BA-BỐN . Tuy nhiên về sau khi đã luyện tốt rồi thì không cần phải đếm như thế nữa.
Phật gia khi toạ thiền đều dùng ngồi kiết già, gân, bắp, các khớp được nhanh chóng căng khít, thân thể dễ dàng được ngay thẳng, Khi ngồi thiền có nhiều điều cần , không thể không biết :
Một là còn nghĩ ngợi điều gì tức là mình còn muốn.
Hai là ngồi đúng phép, chân xếp vòng.
Ba là cách xếp hai bàn tay bằng các kỹ thuật của mình đã được tập trước, ( nên đặt vị trí đan điền, khi chỉ tập thiền )
Bốn là lưỡi đặt vòm hàm trên ( dễ sinh tân dịch )
Năm là tập tại nơi yên tĩnh, nếu có nhiều phòng thì phòng mình tập nên có rèm, mắt nhắm hờ.
Sáu là ý giữ ở đan điền .
Bảy là hơi thở nhịp nhàng , không bị đứt đoạn.
Thời gian trung bình của việc ngồi thiền là bằng khoảng thời gian nấu ăn, hơn nữa là 1,5 lần nấu ăn. Nếu chúng ta làm được như thế thì tâm cảnh được lắng đọng hết, mọi tạp niệm không có cớ mà sinh ra, mọi tà ma không thể vào được thân ta, trạng thái có thể về thính giác.
Theo Vietmartialarts