Có rất nhiều muốn tập võ phối hợp với việc tập thể hình để vừa có thể hình đẹp vừa có võ phòng thân. Tuy nhiên lại không biết tập luyện tập sao cho đúng cách.
- Những kỹ thuật ứng dụng tự vệ Krav Maga dưới góc nhìn khoa học
- Giá trị võ học đối với giới trẻ đưa vào Hội thảo Khoa học Liên hoan võ thuật quốc tế
Đầu tiên chúng ta phải hiểu tập thể hình và tập võ thuật có hai mục đích hoàn toàn khác nhau. Một bên để thi đấu, tự vệ còn bên kia là xây dựng cơ bắp đồng đều để có thân hình đẹp. Nếu phối hợp cả hai thì chắc chắn bạn sẽ phải mất một trong hai mục đích trên.
Tuy nhiên luyện tập xây dựng thể chất là một nguyên tố cần thiết cho việc luyện võ, do đó việc tập thể hình phối hợp với thể hình là hoàn toàn hợp lý. Có một vấn đề đáng bàn luận là có nên tập tạ trước khi tập võ hay không? Có thể bạn không hiếm gặp các võ sĩ luyện tập với tạ, thậm chí một một số còn tập với khối lượng tạ khá nặng với những bài tập tăng sức mạnh cho lưng, khớp xương sống.
Ích lợi đầu tiên của việc tập luyện với tạ trước khi tập võ là xây dựng được cơ bắp và sức bền tuyệt hảo cho võ sĩ. Mỗi võ sĩ Boxing chuyên nghiệp phải thi đấu 12 hiệp cho mỗi trận đấu, nếu xuống sức ở những hiệp đầu đồng nghĩa với việc nắm chắc thất bại. Tuy nhiên nếu bạn tập thể hình với tạ như một bài luyện sức bền thì mọi thứ sẽ tốt hơn?. Hãy tưởng tượng bạn tập khoảng 1 giờ với tạ ở tất cả các cơ sau đó luyện thêm những bài đấm gió từ 3 đến 12 hiệp. Cách tập này ép sức bền của bạn đẩy vượt giới hạn, làm tăng khả năng hoạt động lâu hơn.
Mặc dù vậy tôi không khuyến khích bạn tập tạ kèm tập võ trong cùng một ngày, nếu có tập luyện thì chỉ đơn thuần là một bài tập sức bền. Khi cơ thể mệt mỏi, bạn khó có thể chú ý vào kỹ thuật. Tốt nhất là luyện tập thể hình và võ thuật xen kẽ theo từng ngày, có thể tập tạ trước khi luyện võ nhưng bạn chỉ đơn thuần là luyện tập thể lực để thi đấu chứ không phải luyện kỹ thuật trong võ thuật.
Quang Phượng