Thôi thủ, còn gọi là đáp thủ hoặc kháo thủ, là phương pháp luyện tập cách dụng chiêu khi cận chiến với đối thủ. Bất luận môn phái quyền thuật nào cũng có phương pháp thôi thủ riêng cho mình.
Ý nghĩa của thôi thủ là gì ? Ở Thái Cực Quyền (TCQ) thôi thủ nhằm mục đích luyện việc đổng kính , tức là tăng cường năng lực cảm giác . Trong khi hai người thôi thủ , do sự tiếp xúc của tay hay bộ phận thân thể nào của đối phương với thân thể của mình , thì ta cảm giác được ngay đường đi nước bước kình lực của đối phương , khinh trọng hư thực ra sao , sau mới có thể triêm hoặc niêm tay của đối phương không để cho thoát , và khéo hơn nữa là dùng kình lực của đối phương trả lại đối phương , giử vững thế chủ động của ta , và tùy ý đẩy đối phương ngã nhào . Như vậy mới là luyện được ” Ðổng kính “. Ý nghĩa của thôi thủ chính là đổng kính vậy.
TCQ Luận có nói : “Ðổng kính hậu dũ luyện dũ tinh” , tức là chỉ sau khi tri hành được đổng kính , mà càng luyện tập thì công phu càng tiến bộ rất nhanh , bấy giờ chiêu pháp mới xử dụng được một cách trọn vẹn .
Có nhiều phương pháp thôi thủ , các phương thức thường thấy dùng gồm có :
1. Ðơn đáp thủ pháp : hai người đứng đối diện nhau , mỗi người đạp thực chân phải hoặc trái về phía trước một bước , dùng tay phải hoặc trái niêm nhau ở lún cổ tay , đẩy tới đẩy lui .
2. Song đáp thủ pháp : Tay phải và bộ pháp giống như trên , nhưng mỗi người dùng chưởng tâm trái của mình đở lấy cùi chỏ đối phương , bốn cánh tay cùng đáp , tạo thành một đường tròn .
3. Ðơn thủ bình viên thôi thủ pháp : Tức là mỗi bên dùng một tay đáp nhau ( chạm nhau ) nhưng đẩy đưa theo đường tròn .
4. Lý án thôi thủ pháp : Hai người thôi thủ , chỉ làm hai động tác lý và án .
5. Ðơn thủ lập viên thôi thủ pháp : Mỗi người chỉ dùng một tay đáp nhau , đẩy đưa thành đường tròn theo phương thẳng .
6. Lý tê thôi thủ pháp : hai người chỉ dùng hai động tác lý và tê .
7. Ðơn áp thôi thủ pháp : Mỗi người dùng một tay đưa đẩy mà làm động tác nén cổ tay (áp cản động tác).
8. Áp cản án trửu thôi thủ pháp : bốn cánh tay cùng đáp nhau , làm động tác áp cản và án trửu.
9. Tứ chính thôi thủ pháp : luyện bốn động tác Bằng , lý , tê , án (chia làm hai cách , định bộ và hoạt bộ).
10. Tứ ngưng thôi thủ pháp : (thường gọi là đại lý): luyện bốn động tác thái , liệt , trửu , kháo . Vì bề ngoài giống như chỉ là động tác lý mở rộng , cho nên gọi là đại lý.
Quang Bình (Sưu tầm)/Theo Maxreading