Thuật võ thuật truyền thống có thuyết “ngũ yếu” (năm điều cần). Tuy nền võ thuật Á Đông phát triển vô cùng phong phú, đa dạng, thế nhưng thuyết “ngũ yếu” này lại là quan điểm tương đồng trong nhiều phái võ.
Những kinh nghiệm cho người mới tập Brazillian Jiu-jitsu
Những kinh nghiệm thi đấu Taekwondo bạn cần biết
Mắt tinh : “Mắt là trinh sát, tâm là chủ soái”. Trong giao đấu nhất định phải có ánh mắt tinh nhanh, chăm chú xem ý hướng của địch, phải là “tay đến chân đến mắt đến”, nói “đến” đây là “đến cả loạt”. Ánh mắt sắc như ưng, vượn, nếu không được thế thì mình ra đòn cũng khó đánh trúng mục tiêu, phòng thủ cũng khó nhìn rõ ràng chiêu pháp của địch, chẳng còn cách nào lấy biến đối biến để đánh lại địch thủ.
Tay lẹ: “Ra tay chớ chậm chạp, chậm chạp để địch biến, giả sử địch có biến một thì lòng ta nhẹ như tên (bắn)”. Trong giao đấu dứt khoát phải coi trọng đòn tay ra thật lẹ. Cái đạo kỹ kích tay lẹ chế tay chậm, ra tay như gió lốc, như điện chớp, nếu như chẳng nhanh thì dù có thủ pháp thần kỳ cũng khó lòng giành thắng được.
Đảm vững : (tức gan dạ) : “Nhất đảm, nhị lực, tam công phu”. Trong kỹ kích nhất định cần phải gan dạ, tâm vững là hàng đầu. Có gan dạ mới dám thủ thắng, đánh mạnh tiến khéo, tiến thoái tự nhiên. Lấy cái mạnh của ta để khắc lại cái kém của địch.
Bộ chắc : “Bộ vững như khánh thạch, gốc chắc địch khó xô”. Trong giao đấu nhất định phải có bộ pháp kiên cố vững chắc mới được. Nếu bộ pháp không vững tất căn bản bị dao động, trên nặng dưới nhẹ chớ nên móc đẩy vi dễ ngã và như thế dễ để kẻ địch lấn sân. Các nhà kỹ kỹ xưa có câu : “Khoan tập đánh, luyện tấn trước”.
Sức thực (lực thực): Xưa có câu “Lực thực hốt khinh thị, nhất lực hàng thập hội” (tạm dịch : “Sức thực chớ coi thường, một sức hơn mười biết”). Trong khi đánh đấm phải có đủ sức lực mới được. Nếu chẳng có công lực thì dù có đánh trúng địch cũg chẳng đạt hiệu quả tốt, không dễ mà giành được thắng lợi trong cuộc đấu. Tuy có thuyết “Bốn lạng hất ngàn cân” (“Tứ lạng bạt thiên cân”) nhưng ít nhất phải có cái lực “bốn lạng” đã, cái sức “bốn lạng” đó kỳ thực cũng là công lực, nếu không thì đã “quyền không công lực thực, cả trận cũng bằng không”.
VTTK. NXBHN – 1996 (STKCVT. NXB NDQT – 1993)