Võ cổ truyền Việt Nam – Độc Lư Thương

Độc lư thương là bài thương (giáo) được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam chọn lựa từ những năm đầu thế kỷ XXI đưa vào hệ thống 10 bài quốc võ Việt Nam.
 Tên gọi: Độc Lư Thương.
Nguồn gốc: Tây Sơn Võ Đạo – Bình Định.

Theo lời kể của các Lão võ sư, Võ sư, Huấn luyện viên ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo (nay là An Khê – Gia Lai), khi dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ địa, chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn phương, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã biên soạn và cho tướng sĩ tập luyện bài “Độc Lư Thương” vào khoảng năm 1770.

Độc Lư Thương ngụ ý tượng trưng cho sự đoàn kết của ba anh em nhà Tây Sơn hội tụ đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, vững chắc trong thế ba chân của chiếc lư hương. Độc lư còn có nghĩa tôn thờ một chủ, quyết tâm đồng lòng ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn của nhân dân.

Bài Độc Lư Thương phổ biến ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo, nay là thuộc Huyện An Khê, Gia Lai được võ phái Tây Sơn Võ Đạo Bình Định tại An Khê kế thừa và lưu truyền.

Người giới thiệu và thị phạm bài Độc Lư Thương ghi băng hình lần thứ I năm 1997 tại TP.HCM là Võ sư Đoàn Thọ Sơn. Võ phái Tây Sơn Võ Đạo. Đơn vị Gia Lai.

Người thị phạm bài Độc Lư Thương ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Võ sư Đoàn Thọ Sơn. Võ phái Tây Sơn Võ Đạo. Đơn vị Gia Lai.

Người thị phạm bài Độc Lư Thương ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Chuẩn võ sư Trần Duy Linh. Đơn vị Bình Định.

Bài Độc Lư Thương được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ V năm 1997 tại TP HCM.

I. Lời thiệu
A. Nguyên văn
    1. Lập tấn liên ba phụng giang đầu
    2. Nhị bộ tấn nghinh khai đảng thủ
    3. Quy đầu phục thế tấn độc lư
    4. Hạ hồi ký túc song long kích
    5. Hoành thân chuyển đả tái nghịch tâm
    6. Hậu hoàn nghinh chiến khai trực chỉ
    7. Hữu phi khai giác thích trung đình
    8. Phi bộ tạ hồi liên trung đỉnh
    9. Hồi long giáng thế đảo liên thành
    10. Chấp thủ “độc lư” sát thích thương
    11. Song bộ khai quy đằng xuyên thích
    12. Phi vân chấp mã tấn sát ngưu
    13. Đảo thế khuynh thân hầu long bộ
    14. Chuyển long phi giác thối liên đài
    15. Liên ba tam bộ lập như tiền.

 
II. Kỹ thuật của bài quyền
    1.Tấn pháp
    – Đinh tấn- Trung bình tấn- Tý ngọ tấn- Trảo mã tấn
    2.Bộ pháp
    – Khi sử dụng,bộ pháp lướt trên mặt đất và có lúc dung sức bật nhanh di chuyển đủ bốn hướng: trước-sau-trái-phải.Điểm chính là phía trước,còn phía sau và phải,trái chỉ là phụ nhưng đôi khi cũng có lúc là chính.Tiến thoái theo thế tam giác liên hoàn
    3.Thương pháp
    – Chấn- Gạt- Đỡ- Bổ- Quét- Tóm- Triệt- Đâm.
III. Điểm dừng kỹ thuật của bài- Thời gian thực hiện
    1. Lập tấn liên ba phụng giang đầu
    2. Hạ hồi ký túc song long kích
    3. Phi bộ tạ hồi liên trung đỉnh
    4.Chuyển long phi giác thối liên đài
            – Điểm dừng ở cuối các câu thiêu,thời gian dừng cho mỗi động tác không quá 03giây.
            – Thời gian thực hiện kỹ thuật toàn bài-tính cả thời gian dừng là 01 phút 30 giây.
IV. Hình ảnh tập luyệndoc_lu_thuongdoc_lu_thuong
doc_lu_thuong
doc_lu_thuong
doc_lu_thuong

doc_lu_thuong

Từ những dòng võ phái, môn phái Võ thuật cổ truyền riêng lẻ, sinh hoạt tự phát, rời rạc, đến nay Võ thuật cổ truyền Việt nam đã có một tổ chức chung, một chí hướng chung và Liên Đoàn đã làm được rất nhiều công việc mà từ trước đến nay chưa có tổ chức Võ thuật cổ truyền nào ở đất nước ta đã làm. Tuy chưa thật đầy đủ, chưa thật hoàn chỉnh nhưng chúng ta không thể phủ nhận công sức đóng góp và nỗ lực của Liên Đoàn đối với nền võ học của dân tộc, trong đó có sự góp mặt, lòng nhiệt tình của đông đảo các lão võ sư, võ sư, huấn luyện viên, các nhà nghiên cứu…và những người yêu mến võ cổ truyền Việt Nam.
Thư viện võ thuật