Không phải bất cứ tình huống nào, cú đá nào mà bạn cũng có thể tránh né hoàn toàn.
Mỗi ngày một tuyệt kỹ – Đá tống sau – Back kick
Phương pháp hô hấp trong võ thuật
Một phương án khác được sử dụng đó là chống đỡ hoàn toàn sát thương từ cú đá đó bằng những phần cơ thể “dễ chịu” hơn như tay, bắp tay chứ không phải thân người hay phần đầu.
Thế nhưng, trong một số luật đấu hoặc đường phố – nơi chỉ có một luật là….không có luật gì cả thì phương án chống đỡ cú đá còn mở ra một cách xử lý khác có thể “kiếm lời” nhiều hơn chịu đòn: đó là bắt chân – thậm chí vật ngã đối thủ từ cú bắt chân đó.
Có một số lưu ý bạn cần đọc trước khi xem video clip dưới đây:
– Bắt chân đối thủ là một tình huống xử lý đòn không hề “như mơ” – nhất là khi bạn chưa đủ độ “tỉnh” đòn. Nếu là người mới và chưa tự tin lắm vào phản xạ của mình thì nên trung thành với cách tránh né hoặc ưu tiên cho các kỹ năng phòng thủ.
– Dù bạn có phản xạ nhạy bén đến thế nào, cũng nên thường xuyên luyện tập các kỹ thuật căn bản này. Nếu bạn chỉ tập luyện một vài lần thì cho dù bạn có thực hiện kỹ thuật đúng thì khi lên sàn – tất cả những gì làm vẫn là ôm đầu ôm ngực chờ tiếng chuông hết hiệp.
– Nên tuân thủ nguyên tắc 3 bước:
+ Tập kỹ thuật như trong clip.
+ Bắt đầu mở rộng thêm các bước di chuyển, để bạn tập có thể thoải mái tìm kiếm cơ hội và đá bất cứ khi nào họ muốn với tốc độ và lực giảm xuống còn 50% hay 70%. Nếu bỏ đi bước này thì bạn sẽ trở nên lóng cóng trên sàn đấu, cho dù đã nắm rõ kỹ thuật. Bạn nên duy trì việc này kể cả khi bạn đã làm chủ được đòn đánh.
+ Bước vào đấu: Bạn nên dành những trận đấu “an toàn” (đánh với người yếu hơn, những trận đấu không mang tính sát phạt…) để cố ý tìm cơ hội thực hiện kỹ thuật bắt chân.
Sau khi thực hiện 3 bước này, bạn sẽ hình thành được thói quen và phản xạ, để có thể thực hiện kỹ thuật này mà không cần suy nghĩ nhiều trên sàn đấu.
Tuy theo luật đấu mà bạn vẫn có quyền được quật ngã hay tấn công tiếp dù đang bắt giữ chân đối thủ. Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo tiếp các kỹ thuật trong clip sau đây:
Hồ Võ