Trong Tam Quốc, ngoài tài mưu lược, dụng binh như thần thì nhiều nhân vật nhờ đến chữ “nhẫn” mới có thể làm nên đại sự.
Sự khủng khiếp của môn võ Lý Tiểu Long trong thực chiến.
Muay Thái thách đấu BJJ – Khi đẳng cấp phụ thuộc vào võ sĩ.
TƯ MÃ Ý
Đệ nhất danh xưng “ông vua nhẫn nhịn” trong Tam Quốc thuộc về Tư Mã Ý là hoàn toàn xứng đáng. Ông là trọng thần phò tá bốn đời quân vương nhà Tào Ngụy, thời trẻ sớm đã bị Tào Tháo coi là mầm mống đe dọa cho cơ đồ nhà Nguỵ. Khi về già, ông được Nguỵ đế Tào Duệ trước lúc lâm chung ủy thác, gửi gắm trách nhiệm quan trọng, làm phụ chính đại thần cho hoàng đế mới.
Sự “nhẫn nhịn âm thầm” trong 50 năm của ông là để chứng minh rằng bản thân mình là một trung thần trong mắt các hoàng đế nhà Nguỵ. Cuối cùng tới khi hơn 70 tuổi, Tư Mã Ý đột ngột làm binh biến, nắm lấy toàn bộ quyền lực, tái diễn lại màn kịch soán ngôi của Tào Tháo đối với nhà Hán trước kia.
Ở Tư Mã Ý tập trung tài năng xuất sắc kinh thiên động địa của Gia Cát Lượng, ý chí hùng bá thiên hạ của Tào Tháo, ý chí bất khuất không ngừng không nghỉ của Chu Du, hay dáng vẻ ôn hoà, nhu mì mà mạnh mẽ của Lỗ Túc… Ông là người thật sự có thể sử dụng “thuật nhẫn chịu” để giấu mình chờ thời, không để lộ tài năng, sơ hở cho đối thủ. Đây chính là một trong những nhân vật thành công nhất thời “Tam Quốc”.
TÀO THÁO
Tào Tháo để lại cho người đọc ấn tượng là một con người tàn nhẫn và đa nghi. Nhưng ông thực sự là một tài năng chính trị và quân sự mạnh mẽ, và là người có tâm đại nhẫn và mến mộ người tài.
Khi Viên Thiệu tấn công Tào Tháo, Trần Lâm có giúp Viên Thiệu viết ba bài hịch, mắng chửi tam đại đồng đường tổ tiên nhà Tào Tháo. Thậm chí khi đọc những bài hịch của Trần Lâm, chính Tào Tháo cũng phải vã mồ hôi. Sau này, khi bắt được Trần Lâm, Tào Tháo không những tha chết mà còn để ông ta giữ chức trách quan trọng.
Đây chính là tâm đại nhẫn với phong thái cực kỳ cao quý của Tào Tháo. Vì vậy mà xung quanh ông mới hội tụ nhiều những văn thần võ tướng với tố chất cao giúp ông biến Tào Ngụy trở thành nước lớn mạnh nhất trong Tam Quốc.
Tôn Quyền có chí hướng từ thời trẻ, khi mười tám tuổi đã lên nắm quyền lớn ở Giang Đông, thay cho anh trai là Tôn Sách qua đời. Do Tôn Quyền có tài, lại chú ý đoàn kết lực lượng nên nhanh chóng giành được uy vọng, khiến cục thế Đông Ngô ổn định giữa thời hỗn loạn. Tôn Quyền cũng thiết lập liên minh với Lưu Bị, cuối cùng giành chiến thắng trong Trận Xích Bích, được ba phần thiên hạ. Sau đó, Tôn Quyền còn lấy lại được Kinh Châu (vốn bị Lưu Bị chiếm cứ), chém được Quan Vũ.
Chỉ là một thanh niên nho nhã yếu ớt, chỉ dựa vào một vùng Giang Đông có ba phần thiên hạ, chỉ bằng một chữ “Nhẫn”, sau khi giành chiến thắng ở trận Xích Bích, Tôn Quyền đã kiếm được rất nhiều lợi lộc, đường hoàng hùng cứ một phương, khiến thế cục Tam quốc trở thành “thế chân vạc” thực sự.
LƯU BỊ
Cùng với Quan Vũ, Trương Phi, Gia Cát Lượng, Lưu Bị từng bước từng bước làm nghiêng ngả trời đất, chiếm lấy một phần ba thiên hạ, không thể không làm người khác kính phục.
Nguyên nhân lớn nhất giúp Lưu Bị có thể thành công là ở tính cách, nằm ở “cơ mưu” của ông. Đặc điểm lớn nhất của Lưu Bị chính là sự chịu đựng âm thầm, là tâm đại nhẫn mà một người thường không nhẫn chịu được của ông. Khi chưa có thực lực giành giật Trung Nguyên, ông chỉ có thể che giấu với hình tượng là một người tốt, trọng dụng nhân tài, trọng tình nghĩa, quý trọng thuộc hạ, được lòng người. Lưu Bị từng sống nhờ sống gửi, chịu nhục chịu khổ đi nương tựa người những người như Lưu Yên, Lư Thực, Lã Bố, Tào Tháo, Viên Thiệu, Lưu Biểu…
Khi đi Giang Đông cầu hôn, mặc dù biết rõ đây là âm mưu là trò lừa gạt, trong tình cảnh gặp phải phục kích ở khắp nơi nhưng ông vẫn không thay đổi sắc mặt, vẫn độ lượng âm thầm nhẫn chịu. Cuối cùng, ông cũng có được người đẹp trong tay, lại giữ được an toàn tính mạng giữa hang hùm, miệng cọp.
HÁN HIẾN ĐẾ
Hán Hiến Đế là người có thể nhẫn chịu một cách bất lực nhất, chua xót nhất trong “Tam Quốc diễn nghĩa”. Để có thể giữ gìn một triều Hán đang sắp suy tàn, ông đã nhẫn chịu 36 năm. Ông nhẫn chịu Hà Tiến, nhẫn chịu Đổng Trác, nhẫn chịu Tào Tháo, mất đi quý phi và nhạc phụ, cũng mất đi hoàng hậu và quốc cữu, cuối cùng vẫn bị Tào Phi bức tử, có thể nói Hán Hiến Đế là người có tâm đại nhẫn chua xót nhất.
V.Đ