(VoThuat.vn) – Xếp hạng này dựa trên việc họ trở thành nguồn cảm hứng thu hút nhiều người tham gia vào thế giới võ thuật, hình thành nên các môn phái nhưng vẫn bảo tồn được giá trị cốt lõi của võ thuật và tư cách của họ là những võ sĩ đúng nghĩa, thay vì chỉ quảng bá võ thuật trên truyền thông.
- 10 điều có thể bạn chưa biết về Sho Kosugi và các chiến binh Ninja
- “Đệ nhất Thiếu Lâm” Yi Long sắp “phá giới” để… cưới vợ?
5. Choi Hong Hi
Tướng Choi Hong Hi, sinh ngày 9/11/1918, mất ngày 15/6/2002 là cha đẻ của môn võ Taekwondo. Ông đã có công truyền bá hệ phái Taekwondo của mình tại Bắc Triều Tiên, nơi phần lớn người thân của ông vẫn còn ở lại sau chiến tranh. Tuy nhiên điều đó khiến chính phủ Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) không hài lòng, dẫn đến sự thành lập của Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WT) để cạnh tranh với Liên đoàn Taekwondo Quốc tế (ITF) của ông, dù chỉ mang tính chính trị.
4. Rorion Gracie
Royce Gracie, sinh ngày 10/1/1952 là võ sư nổi tiếng nhất trong Nhu thuật Brazil (BJJ), người có công đưa môn võ này đi khắp nơi trên thế giới. Em trai ông, Rickson có thành tích cũng như kỹ thuật tốt nhất trong gia đình có truyền thống võ thuật này. BJJ đã được Helio, cha của Royce và Rickson cải tiến và đổi mới rất nhiều.
Ông là người đồng sáng lập nên giải Ultimate Fighting trong khi Royce là nhà vô địch giải. Ý tưởng ban đầu có vẻ như đơn giản, thậm chí có phần ngớ ngẩn, chính là việc đánh giá khả năng chiến đấu của một võ sĩ thông qua thi đấu trực tiếp. Dù không trực tiếp tạo ra môn phái nào, Royce đã khai sinh UFC, mở ra cuộc cách mạng về đào tạo và tập luyện võ thuật nhanh nhất trong lịch sử.
3. Lý Tiểu Long
Lý Tiểu Long, sinh ngày 27/11/1940, mất ngày 20/7/1973, thành lập môn võ Triệt Quyền Đạo. Ông đã đưa võ thuật Trung Quốc tới toàn thế giới vào những năm 1970, truyền cảm hứng cho hàng triệu người luyện tập. Tuy nhiên, công lao lớn nhất của Lý Tiểu Long nằm ở việc tự do hóa võ thuật và thoát khỏi một mớ hỗn độn những khuôn phép cổ hủ.
Huyền thoại nhận ra võ thuật bị giới hạn bởi những niềm tin và quan niệm trái ngược nhau, trong đó mỗi môn phái tin rằng võ thuật của họ vượt trội hoàn toàn so với những môn khác. Từ đó, Lý Tiểu Long để lại một di sản, chính là võ thuật vượt qua luật lệ cố định và đa dạng trong phong cách chiến đấu, góp phần mở đường cho MMA. Đối với MMA, đơn giản hóa và chọn lọc là thứ thiết yếu. Nếu một kỹ thuật vô ích, người tập sẽ biết ngay vì họ sẽ bị đối thủ hạ gục.
2. Gichin Funakoshi
Gichin Funakoshi, sinh ngày 10/11/1868, mất ngày 26/4/1957 là cha đẻ của Karate Shotokan. Ông đã giới thiệu Karate từ Okinawa tới vùng đại lục ở Nhật Bản vào năm 1922. Cùng với Kyokushin, Shotokan là hệ phái phổ biến nhất trên thế giới. Thật ra, võ sư sáng lập nên Kyokushin là một học trò của Funakoshi. Thế nhưng thời đó, karate mang nghĩa khác ngày nay, từ “Đường thủ” (võ thuật Trung Hoa) thành “Không thủ đạo” (võ thuật dùng tay).
1. Jigoro Kano
Jigoro Kano, sinh ngày 10/12/1860, mất ngày 4/5/1938, đã có công tạo nên Judo. Judo là môn võ Nhật Bản đầu tiên được quốc tế công nhận cũng như chính thức trở thành môn thể thao trong Olympic. Việc phân chia đai từ trắng đến đen cũng như xếp hạng đẳng cũng bắt nguồn từ ý tưởng của ông. Học trò của ông, Mitsuyo Maeda, chính là người dạy võ thuật cho gia đình nhà Gracie để lập ra BJJ, một môn võ dần trở thành MMA.
Trong khi nhiều môn võ phân tách thành các hệ phái, Judo vẫn là một trong suốt 100 năm qua. Dù có rất nhiều thay đổi nhưng về bản chất, Judo luôn giữ được sự cốt lõi của nó.
Phúc Lương