Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt, Thành Long, Chân Tử Đan, Hồng Kim Bảo đều là tên tuổi đáng nể trên màn ảnh nhờ võ công. Vị trí hơn thua giữa họ luôn được khán giả mổ xẻ, phân tích.
Top 5 ông trùm mafia quyền lực khét tiếng nhất thế giới
Top 5 con ngựa nổi tiếng nhất thời Tam Quốc
1.Lý Tiểu Long
Theo đánh giá của đa số người hâm mộ phim ảnh trên Baidu, Lý Tiểu Long là cao thủ lợi hại nhất trên màn ảnh Hoa ngữ. Sinh thời, ông từng tuyên bố: “Tôi tuyệt đối không nhận mình là thiên hạ đệ nhất, nhưng tôi cũng tuyệt đối không thừa nhận mình là đệ nhị”. Lời nói này không hề sai. Lý sinh trưởng trong gia đình có cha là đại sư Quảng Đông, thời niên thiếu theo học Vịnh Xuân Quyền từ Diệp Vấn. Nhưng không chỉ thế, Lý Tiểu Long còn am hiểu Karate, Thái quyền vương, là người sáng lập Triệt quyền đạo.
Báo chí lúc đó miêu tả về Lý Tiểu Long: “Nếu nhìn thấy một bóng hình lượn vòng trên không trung, trong nháy mắt đã đưa chân tung đòn, đó là Lý Tiểu Long”. Tài nghệ của huyền thoại Kung Fu đã khiến Hồng Kim Bảo nể sợ. Ông là hiện thân của nghị lực ngoan cường, khắc khổ luyện tập, ra đòn nhanh như chớp, vận quyền tựa như gió. Những thế mạnh của Lý có thể kể đến: ra tay ở cự ly rất gần nhưng có lực đả thương mạnh, 1 giây có thể ra đòn 9 quyền, Lý Tiểu Long có thể làm bao cát nặng 300 lb (136,08 kg) đang hướng tới đập lên trần nhà với 1 cú sidekick., sử dụng côn nhị khúc có sức mạnh nghìn cân, đối phó cao thủ không quá 10 phút. Tên tuổi của ông đã trở thành biểu tượng điện ảnh võ thuật Trung Hoa trên toàn thế giới.
2.Chân Tử Đan
Theo Baidu có thể xếp sau Lý Tiểu Long là Chân Tử Đan. Chân học võ từ khi còn nhỏ. 14 tuổi, anh đã gây hấn với nhiều băng nhóm hư hỏng ở Mỹ. Chân Tử Đan tinh thông Triệt Quyền Đạo, Nhu thuật, Karate, Thái quyền, Taekwondo. Nam diễn viên Diệp Vấn từng thừa nhận, anh thần tượng Lý Tiểu Long và đó là lý do theo học nhiều môn phái. Sau này, Chân Tử Đan còn là đồng môn với Lý Liên Kiệt, Ngô Kinh. Điểm mạnh của anh là ra đòn dứt khoát, sức chịu đòn lớn, sức bật, chiêu thức linh hoạt, đóng phim không thích dùng dây cáp kỹ xảo. Nam diễn viên Trần Quốc Khôn – người từng đóng Lý Tiểu Long nhận xét: “Trong giới điện ảnh, kỹ thuật của Chân Tử Đan là gần nhất với Lý Tiểu Long”.
3. Lý Liên Kiệt
Lý Liên Kiệt 9 tuổi đã bắt đầu tập võ, 12 tuổi đạt giải quán quân võ thuật toàn quốc. Sở trường của nam diễn viên 53 tuổi là tốc độ, động tác chuẩn, lực lớn, sức bật xuất sắc. Người bình thường ra đòn “gió xoáy” phải cố gắng hết sức nhưng Lý Liên Kiệt có thể một lúc ra hai đòn, động tác hoàn mỹ.
Lý và Chân Tử Đan là “một 9, một 10”, nhưng về khả năng thực chiến tài tử Diệp Vấn nhỉnh hơn. Có thể nói, khác với sự mạnh mẽ của Chân Tử Đan, võ công của Lý Liên Kiệt đẹp và lả lướt hơn. Cao thủ Lư Huệ Quang trả lời phỏng vấn khi nói về Lý Liên Kiệt: “Anh ấy là toàn năng. Lý Liên Kiệt chỉ bị hạn chế khi phải đóng phim cổ trang. Trang phục rắc rối, rườm rà khiến giảm đi phần nào uy lực trong thế võ của Lý Liên Kiệt”. Trâu Triệu Long miêu tả: “Lý Liên Kiệt là võ sư chân chính của Trung Quốc”.
4. Thành Long
Thành Long xếp ở vị trí thứ 4. Lư Huệ Quang nhận định Thành Long vượt trội so với hai huynh đệ cùng thời là Nguyên Bưu và Hồng Kim Bảo. “Nguyên Bưu hơi gầy, năng lực vì thế còn thiếu. Hồng Kim Bảo lại béo, tốc độ ra đòn không thể nhanh bằng”. Khán giả bây giờ vẫn không quên thời điểm đóng phim Kế hoạch phi ưng, Thành Long đã đả bại vài võ sư ngoại quốc sức vóc hơn mình.
5. Hồng Kim Bảo
Xếp cuối cùng trong danh sách này là Hồng Kim Bảo. Hồng Kim Bảo sinh năm 1952, trong một gia đình truyền thống võ học. Năm 9 tuổi, ông đã theo học sư phụ Vu Chiêm Nguyên, là đại sư huynh của Thành Long và 14 tuổi đảm đương vai trò đóng thế trong các bộ phim hành động. Có thể nói, Hồng Kim Bảo là tên tuổi bảo chứng của màn ảnh Hong Kong thập niên 1980 – 1990. Ông kết hợp với những tên tuổi đình đám Thành Long, Nguyên Bưu, “bộ tam” vang danh với nhiều dự án phim ăn khách bậc nhất như Kế hoạch A, Phi long mãnh tướng… Không chỉ tham gia diễn xuất, ông còn đảm đương vai trò đạo diễn, chỉ đạo võ thuật và nhà sản xuất. Phong cách võ thuật pha lẫn hài hước của Hồng được nhận xét có ảnh hưởng mạnh đến sư đệ của ông là Thành Long.
(Tổng hợp)