Wushu là cái nôi của nhiều diễn viên võ thuật lừng danh. Lý Liên Kiệt, Hồng Kim Bảo, Ngô Kinh, Trương Tấn… tất cả những cái tên đó đều xuất thân là những cậu bé trong trường Wushu. Chân Tử Đan không phải ngoại lệ.
Bật mí tiểu xảo võ thuật có “1-0-2” của Chân Tử Đan
Những điều có thể bạn chưa biết về Chân Tử Đan
Thế nhưng, điều khiến anh đặc biệt nổi trội hơn so với những người đồng môn Wushu trên phim trường, đó là anh không hề phụ thuộc vào Wushu. Trong khi các diễn viên khác chỉ có thể bám trụ với vốn liếng kỹ thuật bay bướm ảo diệu và tinh tế của Wushu thì Chân Tử Đan đi tìm những phong cách võ thuật mới lạ trên phim.
Một trong những môn võ đầu tiên Chân Tử Đan tập luyện chính là Taekwondo, môn võ thuật “cổ điển” nhưng mang lối đối kháng cùng lý thuyết võ thuật hiện đại.
Kể cả khi đã thành danh trong nghiệp điện ảnh, Chân Tử Đan vẫn không cho phép mình dậm chân tại chỗ; anh luôn dành thời gian tập luyện các bộ môn võ thuật hiện đại, “sưu tầm” một bảng thành tích khiến cả những VĐV võ thuật cũng phải kính nể: Judo (đai đen), Jiujitsu (đai tím), Taekwondo (đai đen 6 đẳng), Muay Thái, Karate, Boxing…
Không phụ thuộc vào Wushu, Chân Tử Đan vừa có thể đảm nhận vai diễn ở nhiều thể loại phim võ thuật khác nhau, vừa có thể sáng tạo tốt hơn trong những tựa phim do chính anh làm đạo diễn. Đây chính là lợi thế lớn nhất của Chân Tử Đan so với các đồng nghiệp từng xuất thân từ Wushu.
Thông thạo phong cách võ thuật cổ điển lẫn hiện đại chính là điểm nhấn lớn nhất trong tài nghệ của Chân Tử Đan. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong các tác phẩm điện ảnh kinh điển của anh như Sát Phá Lang, Đạo Hỏa Tuyến… (võ thuật thuần chất hiện đại), Kung Fu Jungle…(pha trộn sự hiện đại lẫn cổ điển trong cả cốt truyện lẫn các cảnh hành động) và Diệp Vấn, Cẩm Y Vệ, Quan Vân Trường… (dòng phim cổ điển nhưng sở hữu lý luận đòn thế hết sức tinh tế và khoa học).
Phong cách võ thuật Chân Tử Đan
[jwplayer player=”1″ mediaid=”111485″]
Y.N