Mặc dù võ sư đã 12 lần kết tóc xe duyên nhưng giờ ông lại thích sống một mình trong căn nhà ở lưng chừng đèo An Khê.
Cao thủ được mệnh danh “Con rồng Việt Nam” là ai?
Hé lộ nguyên nhân khiến Ngô Kinh không bao giờ nổi tiếng
Trong giới võ sư của Việt Nam, võ sư Phi Long (tên thật là Trần Quốc Phi Long, sinh năm 1944, người Đồng Phó – Tây Sơn) thuộc trường hợp khá đặc biệt. Tiếng tăm ông không chỉ vang danh với 87 trận đấu bất bại trong sự nghiệp mà còn nhớ đến câu chuyện tình cảm ly kỳ của ông.
Trọn đời từ thời trai trẻ cho tới về già, thời gian võ sư Phi Long luyện võ, thượng đài, dạy võ còn nhiều hơn thời gian ông dành cho gia đình. Năm 1989, sau khi xin nghỉ công việc ở Sở Thể dục – Thể thao Bình Định, võ sư Phi Long cùng người vợ thứ 12 là bà Trần Thị Cần rời đất Đồng Phó lên lưng chừng đèo An Khê tạo lập trang trại và xây dựng mô hình để phát triển, truyền bá võ thuật mà mình đã theo đuổi. Nhưng đến năm 2009, bà Cần dọn về nhà dưới đèo An Khê để ở. Từ đó, võ sư Phi Long quy ẩn một mình nơi lưng chừng đèo này. “Đời tôi đã từng sống với 12 bà vợ, trong đó 9 bà có đăng ký giấy kết hôn đàng hoàng“.
Võ sư Phi Long hãnh diện khi nhắc đến 31 võ đường của môn phái Phi Long được xây dựng, phát triển bởi 31 học trò từ Bắc chí Nam với một niềm tự hào không che giấu. Ông nhắc đến học trò Cung Lê ở California (Mỹ), Phi Long Hải ở TP.Hồ Chí Minh, Phi Long Nghĩa ở TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai)…
Từ đó đến nay, lão võ sư này vẫn âm thầm, miệt mài với sự nghiệp viết sách về võ lý, võ y, những mong vốn võ nghệ góp nhặt một đời sẽ giúp ích cho đời sau tiếp tục làm rạng danh võ cổ truyền Bình Định. Cho đến nay, ông đã hoàn thành, bổ sung vào nguồn tư liệu không mấy dồi dào của võ Bình Định các tập như Tây Sơn võ thuật đạo, Phương thuốc võ cổ truyền, Phương pháp sơ cấp cứu.
Cũng tại mảnh đất này, võ sư Phi Long chiêm nghiệm lại cuộc đời, đúc kết bằng những vần thơ, những câu thơ để vui với chính mình. Những bài thơ như Cuộc đời, Dòng đời, Thói đời, Hết đời, Rồng đen quy ẩn… được ông ghi chép và gìn giữ cẩn thận như một trang nhật ký của đời ông.
Bà nào cũng đoan trang, thùy mị, cũng có cái hay riêng. Nhưng có lẽ vì cá tính mạnh mẽ, niềm đam mê võ thuật quá lớn, nên cuối đời tôi lại thích sống một mình, để được bay lượn tự do như con rồng mà người ta đã đặt cho tôi”, lão võ sư đào hoa chia sẻ. Theo lời võ sư Phi Long, dù không còn ở chung nhưng cái tình, cái nghĩa vợ chồng với những người vợ trước đây vẫn còn. Ông cho biết: “Bà vợ cũ tên Hương của tôi đang sống ở phía bên kia đèo An Khê, bà Cần thì sống ở Đồng Phó, một bà đang ở Quy Nhơn. Sau khi ly hôn, họ vẫn ở vậy nên mỗi khi tôi giỗ cha mẹ hay tổ chức gì thì họ đều đến phụ giúp tôi. Chúng tôi vẫn còn giữ mối quan hệ thân thiết như trước đây”.
Võ sư Phi Long hóm hỉnh gọi căn nhà nằm trên lưng chừng đèo An Khê mà ông đang ở là “nhà bên trời”. Một đời võ thành danh như thế, rồi lại được nhàn cư theo cái cách mình muốn như thế, không có nhiều võ sư được như ông – một “con rồng” quy ẩn.
https://www.youtube.com/watch?v=6Z6LE0IdDrM
C.T