Được ví như người kế nghiệp thành tựu điện ảnh lẫy lừng của Lý Liên Kiệt, sự nghiệp Ngô Kinh lại có phần giống với người đàn anh Thành Long ở khoản…te tua trên thảm võ lẫn phim trường.
Ngô Kinh xé màn đêm liều mình hạ gục đám tay sai cứu Tony Jaa
Theo lời kể, Ngô Kinh bắt đầu đối diện với những chấn thương từ 6 tuổi từ gãy mũi (6 tuổi), chấn thương tay (8 tuổi), đứt dây chằng gối (10 tuổi), gần như liệt vì chấn thương (14 tuổi), 17 tuổi chấn thương may gần 100 mũi. Các chấn thương nhỏ như nứt xương trên phim trường là “không thể đếm hết”.
Năm 2014, trên phim trường Sát phá lang 2 và Chiến lang, Ngô Kinh tự mình thực hiện các cảnh mạo hiểm, không dùng thế thân. Kết quả, anh bị thương nặng ở cả hai chân. Cũng từ thời gian này, anh không nhận phim mới. Thậm chí, nhiều bác sĩ cũng cho rằng sự nghiệp điện ảnh của Ngô Kinh lẽ ra đã kết thúc từ đây.
Sinh ra trong gia đình võ thuật, lại lớn lên trong đội tuyển Wushu quốc gia – nổi tiếng với chế độ tập luyện khắc nghiệt bậc nhất thế giới, chấn thương là điều dễ hiểu, đặc biệt là với mẫu người thích xông pha và liều lĩnh cùng nguyên tắc “nói không với đóng thế” như Ngô Kinh. Và dĩ nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó khi Ngô Kinh giờ đây vẫn đang bỏ dở quyết định tiếp tục đóng phim.
Trong khi sự nghiệp của Thành Long – người đàn anh nổi tiếng “te tua” của điện ảnh Hoa Ngữ phất lên như diều gặp gió thì Ngô Kinh – người cũng “bấy nhầy” vì nghiệp võ lẫn điện ảnh lại gặp đủ thứ xui rủi: thất bại danh thu phòng vé trong nhiều phim, con trai từng mắc bệnh hiểm nghèo. Có thể nói, dù mức độ “lầy lội” với chấn thương của Ngô Kinh vẫn chưa thể so sánh với Thành Long, nhưng độ “thảm” của toàn bộ sự nghiệp Ngô Kinh thì chính người tiền bối huyền thoại điện ảnh võ thuật hài cũng phải lè lưỡi lắc đầu.
Những pha đòn mang thương hiệu Ngô Kinh trên màn ảnh
[jwplayer player=”1″ mediaid=”102289″]
Phạm Vũ