Sina – một trang báo mạng nổi tiếng của Trung Quốc đã đăng tải một số hình ảnh về bộ đội Đặc công Việt Nam và dành những lời khen có cánh cho những chiến sĩ của chúng ta.
- Chiêm ngưỡng những tuyệt kỹ võ thuật của đặc công Việt Nam
- Vì sao Trung Quốc “ngán” lính đặc công Việt Nam?
Theo Sina, ở nhiều nước châu Á, võ thuật truyền thống được xem như phương tiện để nâng cao sức mạnh thể lực, độ dẻo dai cũng như khả năng tác chiến của các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ của quân đội hay cảnh sát. Trong đó, Bộ đội Đặc công của Việt Nam là một trong những lực lượng đáng gờm nhất, những bài võ bí truyền được giảng dạy và cải tiến qua thời gian giúp họ đủ sức để tiêu diệt kẻ thù trong cận chiến một cách chớp mắt.
Những hình ảnh đăng tải trên Sina.
Sina viết: “Tuy rằng không nổi tiếng thế giới như các đơn vị đặc biệt SEAL của Hoa Kỳ hay Spetnaz GRU của Nga nhưng người lính đặc nhiệm Việt Nam qua kinh nghiệm thực chiến trước nhiều đối thủ hàng đầu đã chứng minh họ không thể bị coi thường”.
Trong quá trình tham chiến, lính đặc nhiệm Việt Nam cho thấy họ được huấn luyện rất kỹ lưỡng, có thể tác chiến một cách độc lập. Lính Đặc công Việt Nam thường không liên lạc với cấp trên hay đơn vị bạn khi làm nhiệm vụ, khi hoàn thành thì họ sẽ lặng lẽ rút lui.
Bóng tối hay điều kiện thời tiết nhiều sương mù làm giảm tầm nhìn chính là người bạn đóng góp đắc lực vào những thành công trên chiến trường
Ngoài ra khả năng ngụy trang lẫn vào môi trường hay am hiểu phong tục tập quán của dân địa phương cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng.
Khi rời xa căn cứ, lính đặc nhiệm Việt Nam chỉ mang theo lượng thức ăn đủ cho 2 — 3 ngày, còn lại họ tự kiếm thêm để tránh việc phải mang vác cồng kềnh dẫn đến làm giảm mức độ bí mật, họ có thể hoạt động trong môi trường rừng rậm ít nhất là 1 tháng”.
Trước đây, một trang báo khác của Trung Quốc là Tân Hoa xã cũng từng viết về bộ đội Việt Nam: “Là lực lượng tinh nhuệ của Quân đội Việt Nam, lực lượng đột kích lấy người nhái làm chính huấn luyện rất nghiêm ngặt. Khoa mục huấn luyện bắt đầu từ lặn sâu để lấy đồ vật. Mỗi binh sĩ mang nặng 20 kg, sau đó liên tục tăng thêm, lặn sâu 20 – 50 m. Trong điều kiện hoàn toàn tối mịt, binh sĩ sử dụng dụng cụ đặc biệt để định hướng và lặn. Do thủy triều mạnh ở trong nước sâu, đây là một nhiệm vụ rất dễ làm hao tổn thể lực. Trong mùa đông giá lạnh nhiệt độ giảm còn 8 – 10 độ C, những người nhái vẫn tiến hành huấn luyện lặn bình thường”.
Võ Đạt