Quan Vũ (hay Quan Vân Trường) là danh tướng lẫy lừng ở thời Thục Hán. Bản lĩnh của ông được sử sách ghi chép lại đầy đủ, rất đáng sợ. Tuy nhiên, võ công thật của Quan Vũ còn đáng sợ hơn thế.
Bản lĩnh võ thuật của “Ngũ hổ tướng” thời Tam Quốc
Những bài học kinh doanh thực tế từ Tam Quốc
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, màn Quan Vũ trảm Nhan Lương được đánh giá là giống như một trận “lôi đài tỷ võ dân gian”. Bởi lẽ trước đó, các danh tướng khác so tài võ nghệ cùng Nhan Lương đều thất bại. Danh sách bại tướng của Nhan Lương lần lượt phải kể đến: Tống Hiến, Ngụy Tục, Tử Hoàng… Cuối cùng mới đến Quan Vũ ra trận “tỏa sáng”, một đao chém bay đầu Lương.
Trên thực tế, trận Bạch Mã giữa lực lượng Tào Tháo và Viên Thiệu hoàn toàn không đơn giản là mô hình đơn đả độc đấu – tướng chọi tướng – như tiểu thuyết mô tả, mà là cuộc tác chiến quân đội quy mô lớn. Nhân vật Nhan Lương trong lịch sử không xuất hiện trong vai trò một “võ lâm cao thủ”, mà là một tướng chỉ huy quân sự. Nhan Lương “kiêu dũng”, song nhiệm vụ của Lương càng thiên về chỉ huy tập kích, bày binh bố trận, vây thành và công thành. Chiến dịch Bạch Mã là một cuộc chiến theo mô hình tập kích – chi viện, cuối cùng diễn biến thành cuộc đối đầu trực diện giữa 2 phe.
Về phía quân Tào, Quan Vũ là một trong những quan chỉ huy của quân chi viện, mục tiêu rõ ràng không phải tham chiến để tỷ võ cùng Nhan Lương, mà là đột phá phòng tuyến quân sự do Lương chỉ huy. Thời điểm diễn ra trận chiến, Quan Vũ đã nhìn thấy tư lệnh Nhan Lương trong cuộc hỗn chiến và quyết đoán đưa ra quyết định tấn công. Quan Vũ đơn thương độc mã xông vào trận địch. Trong quá trình này, nhiệm vụ “chuyên môn” của Quan Vân Trường vô cùng phức tạp. Sử cũng ghi chép lại rằng, thời điểm đó Quan Vũ không cởi ngựa Xích Thố bởi nó đã chết từ trước khi diễn ra trận chiến. Một điểm nữa để minh chứng cho sức mạnh đáng sợ của Quan Công là quân đội của Nhan Lương cũng không hề yếu kém trong lĩnh vực phòng thủ. Tuy nhiên, giữa vòng vây của ngàn quân địch, Quan Vũ vẫn tả xung hữu đột, một đao hạ sát Nhan Lương.
Sức chiến đấu mạnh mẽ của Quan Vân Trường là điều được cả lịch sử lẫn tín ngưỡng của Trung Quốc ghi nhận. Về sau, Tào Tháo lập tức phong Hầu cho Quan Vũ cũng là đều dễ hiểu.
Từ điểm này có thể xác định, năng lực chiến đấu thực tế của Quan Vũ trong lịch sử còn “nguy hiểm” hơn những gì tiểu thuyết mô tả. Việc Quan Công đơn thương độc mã đột phá vòng vây chém Nhan Lương có thể coi là kỳ tích anh hùng, gần như không có khả năng tái hiện.
V.Đ (Tổng hợp)