Trong giới võ thuật Châu Á có truyền nhau một câu rằng: “Quyền có Trần Huệ Mẫn, chân có Lý Tiểu Long”.
Ngôi sao võ thuật “vượt mặt” Lý Tiểu Long, Chân Tử Đan
Lý Tiểu Long không còn là ngôi sao võ thuật hàng đầu
Từ cậu bé yêu võ đến lão đại xã hội đen
Trần Huệ Mẫn sinh năm 1944 trong một gia đình khá giả. Cha ông là một thủy thủ, quanh năm suốt tháng lênh đênh trên biển nên hiếm khi về nhà. Một mình mẹ ông quán xuyến gia đình và nuôi dạy hai anh em ông nên người. Chính bối cảnh trong sạch này khiến cho nhiều người phải thắc mắc rằng tại sao ông lại gia nhập xã hội đen.
Ngay từ thuở nhỏ, siêu sao võ thuật Trần Huệ Mẫn đã vô cùng yêu thích võ thuật. Ông đã học qua “Đàm gia tam triển quyền” cùng boxing phương Tây. Năm 1961, ông gia nhập tổ chức “14k” (Băng đảng hùng mạnh thứ 2 trong hội Tam Hoàng) và là Lão đại của Xã đoàn này.
“Tôi từ nhỏ đã có một tình yêu đối với võ thuật, học qua học qua “Đàm gia tam triển quyền” và boxing phương Tây. Tuy nhiên, lại không có động lực nên năm 16 tuổi khi tốt nghiệp trung học cơ sở liền bỏ. Sau đó, biết một số người bạn tham gia 14k, cảm thấy bọn họ rất oai phong nên cũng gia nhập. Tôi dự thi cảnh sát nhưng vì kém mấy tháng nữa mới đủ 18 tuổi nên tôi bị loại. Sau đó, tôi chuyển qua làm vệ sĩ, thời đó vệ sĩ được gọi là người canh giữ”, ông chia sẻ.
Năm 1965, Trần Huệ Mẫn bắt đầu trở thành một đồng chí cảnh sát. Công việc đầu tiên là làm cai ngục, số hiệu là 403. Công việc tiếp theo là làm cảnh sát thuộc Cảnh sát hoàng gia Hồng Kông, số hiệu 8872.
Năm 1967, cảnh sát phát hiện Trần Huệ Mẫn là “tay trong” của bang hội nên bị khai trừ, chính thức bắt đầu sự nghiệp băng đảng của mình. Ông biết, muốn “vang danh” thì phải đánh mạnh.
“Có lúc đánh mỗi ngày hay hai ngày một lần. Có lúc mười ngày lại đánh khoảng tám, chín trận. Cũng từng bị tập kích, bị đâm lén, may tôi biết võ công nên đã đánh bại được đối phương”, ông chia sẻ.
Từ lão đại tới ngôi sao điện ảnh
Năm 1972, Triệu Huệ Mẫn đại diện cho Hồng Kông tham dự cuộc thi Boxing Đông Nam Á, đánh bại các đối thủ và giành được chức vô địch. Cũng chính vì thế mà có danh xưng “Quyền có Trần Huệ Mẫn, chân có Lý Tiểu Long”.
Năm 1983, Trần Huệ Mẫn tham gia “Cuộc so tài của các anh hùng thế giới”, chỉ sau 35 giây liền hạ knock-out quyền thủ Nhật Bản Morigasaki.
Chính vì tài năng võ thuật hơn người mà trong danh sách các diễn viên võ thuật thực lực, Trần Huệ Mẫn còn được xếp trên những siêu sao nổi tiếng như Chân Tử Đan, Lý Liệt Kiệt, Ngô Kinh… chỉ chịu xếp sau hai ông hoàng Lý Tiểu Long và Chu Tỉ Lợi.
Năm 1972, Huệ Mẫn lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh qua bộ phim “Love and Blood” của đạo diễn Hà Phiên, đóng cùng với Đặng Quang Vinh, Lý Lâm Lâm. Cùng năm đó, ông tiếp tục tham gia bộ phim “Hổ long tranh đấu” của đạo diễn Ngô Tư Viễn.
Do có một vài hình xăm trên người nên Trần Huệ Mẫn thường xuyên đảm nhận các vai lưu manh, xã hội đen.Năm 1973, Triệu Huệ Mẫn lại tái ngộ với đạo diễn Hà Phiên qua tác phẩm “Mùa xuân ở Đan Mạch”.Năm 1976, ông vào vai một sát thủ mặt lạnh trong phim “Nhảy bụi” của đạo diễn Lương Phổ Trí. Và đặc biệt cùng với Bạch Bưu, Lý Tiểu Long tham gia siêu phẩm “Anh hùng xạ điêu truyện”. Chính bộ phim này đã đưa Triệu Huệ Mẫn trở thành một ngôi sao võ thuật hàng đầu của điện ảnh Hoa ngữ lúc bấy giờ.
Năm 1979, Trần Huệ Mẫn hợp tác với Hạ Vũ trong bộ phim “Anh hùng vô lệ – Hero without tears” Sau đó lại tiếp tục vai chính trong bộ phim “The Deadly Breaking Sword”. Năm 1981, ông đảm nhận vai chính A Tế trong phim “Vũ điệu” của đạo diễn Hoàng Chí Mạnh.
Năm 1983, với bộ phim “Crimson Street” đã được cử giải Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Hồng Kông lần thứ hai. Sau đó lại tiếp tục đóng vai chính bộ phim “Mad Love”.
Năm 1988, Trần Huệ Mẫn đóng cặp cùng Châu Nhuận Phát trong bộ phim “Ngày Trong Xã Hội Đen”, Lưu Đức Hoa trong “Bloody Brotherhood”, Lương Triều Vỹ và Vương Tổ Hiền trong “Sát thủ hồ điệp mộng”. Năm 1996, ông đóng vai ông chủ trong phim “Người trong giang hồ 3 – Một tay che trời”, vai Trần Tuệ trong “Anh hùng trốn học” và vai cầm đầu băng cướp trong “The Beggar Hero – Cái Bang Anh Hùng”.
Năm 1999, Huệ Mẫn cùng Tạ Đình Phong, Thư Kỳ, Tăng Chí Vỹ đóng “Bán Chi Yên”, đóng vai chính trong “Kingdom of the Mob” và “Bàn tay của thượng đế”. Năm 2009, ông cùng với Nhậm Đạt Hoa trong phim Diệt Môn. Năm 2010, tham gia “Đả Lôi Đài”. Năm 2014, ông vừa tiếp tục tham gia bộ phim “Gangster pay day”.
Hơn một nửa thế kỷ gia nhập 14k, Trần Huệ Mẫn được xem là anh cả, có danh tiếng và được kính trọng, kể cả trong hắc đạo lẫn bạch đạo. Tháng 4/2013, Trần Huệ Mẫn tham dự tiệc cưới của một lão đại hắc bang. Cảnh sát hoài nghi tiệc cưới thực chất là nơi để tiến hành hoạt động phi pháp liền cử 350 chiến sĩ cảnh sát xông vào hiện trường, cầm súng bao vây, bắt sống toàn bộ 200 khách mời trong đó có Trần Huệ Mẫn.
“Rất nhiều người trong giang hồ có chuyện vui, mời một số lão đại tới để chúc phúc. Tôi được mời làm khách, cảnh sát cũng biết tôi là 14k, thân phận thuần túy chỉ là khách mời. Họ muốn xét nghiệm nước tiểu, AND, tôi không sợ vì tôi không hút thuốc”.
Sau khi những tin tức đó được đưa lên báo, Trần Huệ Mẫn nhận được hàng trăm cuộc điện thoại từ bạn bè “Không trách ngươi diễn xuất xã hội đen tốt như vậy, hóa ra ngươi là lão đại”.
Các đơn vị truyền thông liên tiếp mời phỏng vấn, dư luận xôn xao khiến ông phải thay đổi số điện thoại và từ chối trả lời tất cả. Mặc dù muốn một cuộc sống bình yên nhưng ông vẫn không thể rời khỏi băng đảng xã hội đen “Bất kể thế nào cũng không thể rời khỏi nhưng hiện tại được coi như là nghỉ hưu”. Mặc dù đi lên từ con đường này nhưng ông lại khuyên thế hệ sau là “Đừng đi vào thế giới ngầm”.
Ông đang dự định viết cuốn sách “Midnight Sun” để nói về những thay đổi của xã hội ngầm Hồng Kông rồi đưa chúng lên phim.
Theo Trí Thức Trẻ