Hé lộ mâu thuẫn động trời giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị

Mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng là tấm gương sáng cho đời sau noi theo. Tuy nhiên, phía sau đó vẫn có những mâu thuẫn mà người ngoài nhìn vào không thể nhận ra được. 

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Gia Cát Lượng là cánh tay đắt lực để trợ giúp cho Lưu Bị. Dù dưới trướng Lưu Bị đều có những danh tướng tài ba như Quan Vũ hay Trương Phi, song Gia Cát Khổng Minh mới chính là vị quân sư đắc lực được Lưu Bị đặt niềm tin tuyệt đối. Năm xưa, sau khi Tào Phi xưng đế, mọi người đều cho rằng Hán Hiến Đế đã chết nên khuyên Lưu Bị xưng đến. Nhiều lần không đồng ý nhưng chỉ một câu của Gia Cát Lượng đã khiến ông đổi ý.

Mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng tồn tại mâu thuẫn khá lớn.
Mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng tồn tại mâu thuẫn khá lớn.

Trong suốt quá trình ngồi trên ngai vàng, những tưởng giữa Lưu Bị và Khổng Minh hiếm khi có mâu thuẫn lớn. Nhưng thực tế giữa họ tồn tại mâu thuẫn ngầm mà người ngoài nhìn vào khó nhận ra được. Mâu thuẫn đó đến từ việc xây dựng mỗi quan hệ với nước láng giềng Đông Ngô.

Theo Tam Quốc, khi Tào Tháo đem quân đánh Kinh Châu, Lưu Bị đã bị đánh bại ở cầu Trường Bản. Trong lúc nguy cấp, Gia Cát Lượng xin ý kiến Lưu Bị để nhờ Tôn Quyền trợ giúp. Lưu Bị đồng ý nên nhà Thục Hán và Đông Ngô đã cùng nhau liên kết để đánh bại Tào Tháo. Từ đó, Gia Cát luôn có quan niệm bất di bất dịch về mỗi quan hệ hữu hảo với nhà Đông Ngô. Tuy nhiên, Lưu Bị chỉ xem đây là những lợi ích trước mắt.

Về sau, do những ẩn khuất trong việc thỏa thuận với Đông Ngô dẫn đến việc Tôn Quyền dẫn quân đánh úp Kinh Châu, giết chết Quan Vũ. Từ đó mối liên minh giữa hai nhà Thục Ngô chấm dứt.

Năm 221 công nguyên, Lưu Bị đã dẫn binh đánh Tôn Quyền để báo thù và rửa mối nhục cho Quan Vũ. Kế quả, đội quân của ông bị quân Đông Ngô của Tôn Quyền đánh tan tác đành phải lui về giữ Vĩnh An. Một năm sau Lưu Bị lâm trọng bệnh rồi mất. Nhiều người thắc mắc tại sao dưới trướng Lưu Bị có quân sư tài ba như Gia Cát Lượng lại không tiên liệu được kết cục bi thảm này.  Phải chăng Gia Cát Lượng là người ủng hộ Lưu Bị. Nếu không vì sao một trận đánh lớn thế lẽ nào hai người không hề bàn bạc đối sách? Hay Lưu Bị không hề thông quan triều nghị đã quyết định? Và không hiểu Gia Cát Lượng phản đối hay tán thành chủ trương này?

Thực tế, Gia Cát Lượng luôn một chủ ý giữ hòa khí với Đông Ngô nhưng khó có thể làm được điều đó. Cho dù quan điểm hoàn toàn khác nhau, cho dù trong lòng Gia Cát Lượng phản đối quyết định này của Lưu Bị nhưng rất có khả năng Gia Cát Lượng đã không khuyên nhủ và ngăn Lưu Bị. Bản thân Gia Cát Lượng là người rất hiểu Lưu Bị. Có lẽ ông biết rằng không thể thay đổi được quyết tâm tấn công Đông Ngô giành lại Kinh Châu của Lưu Bị nên đã không khuyên can. Không thể thay đổi được nên cũng không muốn Lưu Bị phải bận lòng thêm để có thể yên tâm, thoải mái Đông chinh.

Bất kỳ một tập đoàn hay một sự liên minh liên kết nào cũng có mâu thuẫn nội tại chỉ có điều không biểu lộ ra bên ngoài. Đặc biệt là trong mối quan hệ Quân Thần dưới thời phong kiến càng khó biểu lộ rõ sự bất đồng này.

Gia Cát Lượng là một chính trị gia lỗi lạc thời cổ đại, là một điển hình mô phạm về một thần tử thời phong kiến. Ông rất hiểu rằng bản thân không thể ngăn được ý định Đông chinh của chủ nhân thì chỉ có cách duy nhất là ủng hộ hết lòng.

V.Đ