Lý Liên Kiệt – ngôi sao võ thuật của màn ảnh Hoa ngữ sẽ nói về nghề diễn viên đóng thế.
Thành Long đánh nhau với “trai tây” thể hiện “bản lĩnh đàn ông
Johnny Trí Nguyễn và những “lùm xùm” từ mọi hướng.
Làm diễn viên đóng thế trong ngành kinh doanh phim ảnh yêu cầu một kiểu tập luyện khác với kiểu vẫn được dạy bởi các huấn luyện viên võ thuật (theo cách nói của các cụ là “võ sư” – người dịch). Máy quay chỉ chụp những góc nhất định trong chuỗi hành động. Đối với một diễn viên, chỉ khuôn mặt anh ta được thấy tại thời điểm nhất định. Đối với người đóng thế, chỉ có tay chân hoặc phần nhất cơ thể nhất định là được ghi hình trong các cảnh hành động. Do vậy, khái niệm vận động toàn thân vẫn thường được chú trọng trong võ thuật cổ truyền có lẽ không đóng vai trò chủ chốt trong quá trình quay phim như người ta vẫn tưởng. Điều quan trọng nhất đối với một người đóng thế là kinh nghiệm của anh ta với góc máy quay.
Một vài người ngại tham gia vào nghề đóng thế vì các rủi do chấn thương hoặc tử vong. Ngành kinh doanh đóng thế của Hollywood, từ những gì tôi thấy, nói chung là có trang bị bảo vệ tốt và tương đối an toàn. Tử vong là hiếm trong mọi trường hợp, mặc dù khả năng dạn gẵy xương hay chấn thương cơ bắp là vẫn có.
Ở Hollywood, ngành đóng thế được chuyên môn hoá hơn nhiều so với ở Hong Kong. Điều này có nghĩa gì? Trong các phim hành động, có nhiều loại diễn viên đóng thế được sử dụng, từ nhảy lầu, lái xe tới đánh đấm. Mỗi kiểu đóng thế được thực hiện bởi một người đã được đào tạo chuyên cho việc đó. Ví dụ, người nhảy từ vách đá thường không phải là người đánh nhau với côn đồ hay người nhảy qua lửa.
Trong khi đó ở Hong Kong, người đóng thế thường được giao thực hiện nhiều kiểu đóng thế khác nhau. Một người đóng thế ở Hong Kong không chỉ cần biết võ thuật, anh ta cần phải biết đối mặt với lửa, lặn dưới nước, trính diễn nhào lộn và nhiều thứ khác.
Đâu là cách tốt nhất để một diễn viên đóng thế bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ rủi ro? Lời khuyên của tôi là hãy tìm một thầy giỏi. Một thầy giỏi sẽ biết kiểu luyện tập nào là phù hợp nhất trong các điều kiện của một đoạn phim. Tiếc là, thầy dạy đóng thế không phổ biến (và do đó khó tìm) như huấn luyện viên võ thuật thông thường. Kiên nhẫn tìm một người hướng dẫn như ý muốn cũng chẳng ích gì, và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không nên bám mãi lấy một ông thầy hạng hai (ý nói là thầy vớ vẩn – người dịch). Tương tự đối với việc luyện tập võ thuật nói chung.
Cuối cùng là bàn về tự vệ. Kiến thức và kinh nghiệm của tôi trong lĩnh vực này là hạn chế, vì việc luyện tập wushu của tôi tập trung vào ba khía cạnh kia. Tôi không thể đưa ra ý kiến cụ thể nào về vấn đề này. Tiến trình luyện tập, một lần nữa, cần phải phù hợp với thể chất của từng cá nhân. Không có một kỹ thật hoàn toàn hoàn hảo cho bất cứ ai trong việc tự vệ.
Tình huống luôn đa dạng. Thật khó để nói trong tình thế nào việc dùng võ công đánh người là thích hợp. Dĩ nhiên, nói chung, tránh va chạm và cầu viện đến nhà chức trách luôn là cách tốt nhất để đối phó với tình huống nguy hiểm. Nếu một tên cướp chĩa súng vào bạn và muốn cướp tiền thì đưa hắn tiền vẫn tốt hơn là mạo hiểm mạng sống. Một khẩu súng trong tích tắc hạ gục cả năm trời luyện võ công. Như tôi đã nói nhiều lần, cần phải phân biệt giữa phim ảnh và thực tế. Anh hùng trong phim có thể đánh bay súng của đối thủ và cứu mình nhưng trong cuộc sống thực chắc không như thế.
Có thể bạn quan tâm: Lý Liên Kiệt đấu với cao thủ Chu Tỉ Lợi
[jwplayer player=”1″ mediaid=”72382″]
Quang Phong (Tổng hợp)