Thiếu lâm được coi là cội nguồn của võ học cũng như những tinh hoa của võ thuật mà từ thuở chí kim đến nay không ai là không phủ nhận. Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là Ngôi Sao Bắc Đẩu trong nền võ học thế giới.
Sư trụ trì Thiếu Lâm “chỉ biết chơi gái, không biết võ công”?
Thám hiểm chùa Thiếu Lâm – cái nôi võ thuật Trung Hoa
Võ thuật thiếu lâm tự là thế giới của thiền và võ, tăng nhân thiếu lâm coi võ thuật là một hình thức tu hành. Võ học Thiếu Lâm, cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội công và ngoại công. Nội công là chỉ sự tu luyện về khí huyết, nội khí, kinh mạch, tinh thần. Ngoại công là sự rèn luyện cơ bắp, gân cốt, kình lực.
Khi nhắc đến thuyết “thiền võ hợp nhất” của Thiếu Lâm Tự, người ta thường nhắc đến câu nói “Thiền võ đồng nguyên, thiền chưởng quy nhất”. Câu này có thể hiểu là thiền và võ thuật có chung nguồn gốc, cho nên thiền và chưởng (võ thuật) cùng quy về một mối. Thiền là chủ của Võ, còn Võ là công cụ của Thiền. Lấy Thiền nhập Võ, từ đó có thể đạt tới cảnh giới cao nhất của võ thuật.
Cùng xem những bức ảnh về cảnh tập luyện 72 tuyệt kĩ đầy gian khổ của các võ tăng Thiếu Lâm :
Bây giờ, Võ học phát triển, Thiếu Lâm có mặt khắp nơi trên thế giới, nhưng tùy theo phong thổ mỗi quốc gia mà có những nét đặc sắc riêng. Theo Lịch sử Võ Học Thế Giới chép rằng, các môn phái Nga My, Không Động, Võ Đang xuất phát từ Thiếu lâm tự; Karatedo, Taekwondo, Judo phát xuất từ cương quyền, nhu quyền, nhu thuật của Thiếu Lâm tự; Kiếm đạo của Nhật Bản, võ đạo trên thế giới hay cả võ thuật Việt Nam đều xuất phát từ chung một nguồn gốc Thiếu Lâm.