10.Sonny Chiba.
Sonny Chiba sinh ngày 23-1-1939, là một diễn viên, ca sĩ, nhà sản xuất phim, đạo diễn và võ sư người Nhật Bản. Sonny Chiba nghiên cứu Noh (phim truyền hình cổ điển Nhật Bản) và là một ứng cử viên cho môn thể dục dụng cụ Nhật Bản, nhưng sau đó ông ấy mắc phải một chấn thương lưng. Ông ấu trở lại sau chân thương và bắt đầu tập luyện Karate dưới sự hướng dẫn của Mas Oyama.
Chiba là một trong những người đầu tiên trở thành ngôi sao võ thuật, ban đầu là ở Nhật Bản, sau đó là đến cả thế giới. Gia nhập Toei Studios năm 1961, Sonny Chiba đã thử giới hạn cơ bắp của mình, và sau này đó là câu trả lời cho Lý Tiểu Long. Bộ phim The Streetfighter (1974) trở thành bộ phim đầu tiên được chiếu ở Mỹ được dán mác bạo lực, và sự thành công của nó được chứng minh bằng 3 phần tiếp theo. Trong suốt 40 năm sự nghiệp diễn xuất của mình Sonny Chiba đã đóng hơn 180 bộ phim.
9. Jimmy Wang.
Jimmy Wang sinh ngày 28-3-1943. Tên thật là Wong Zhen-quan. Sauk hi thực hiện kế hoạch xây dựng và nền tảnh kinh doanh của mình khi đang học ở nước ngoài. Ông thử sức tại công ty Thiệu Thị. Trong số 5000 ứng cử, ông là một trong 3 người được gọi. Tại thời điểm đó yếu tố lãng mạn và nhạc kịch đang lấn át phim hành động. Tên tuổi của ông được biết đến khi giám đốc Chang Cheh thử sức ông vào bộ phim One-Armed Swordman và phim The Chinese Boxer. Ông nổi tiếng là ngôi sao đầu tiên tự thực hiện các pha chiến đấu nguy hiểm.
8. Trịnh Phối Phối.
Trịnh Phối Phối sinh ngày 4-12-1946, tại Thượng Hải. Phối Phối được đào tạo để thành vũ công ba-lê. Bà bị bỏ rơi năm 15 tuổi và phải tự lo cho bản than và em gái. Thiệu Thị phát hiện ra tài năng của Trịnh Phối Phối năm 1963. Một giám đốc trẻ tên là King Hu đã chon cô vào vai chính trong một bô phim kiếm sĩ có tên Hãy đến uống với tôi (1965). Bộ phim đã thiết lập một tiêu chuẩn mới cho tất cả phim sau này ( Giám đốc Ang Lee thừa nhận rằng nó là nguồn cảm hứng đằng sau Crouching Tiger và lý do tại sao ông chọn Chang). Với thành công tiếp theo của minh, Trịnh Phối Phối được mệnh danh là “Nữ hoàng phim võ thuật”.
7.Lưu Gia Huy.
Lưu Gia Huy sinh ngày 22-8-1955. Ông bỏ học để ở trường để đi học võ. Lúc đầu ông định trở thành cảnh sát, nhưng vì theo nguyện vọng của anh em mình, lúc đó giám đốc Liu Chia-liang chú ý tới Lưu Gia Huy. Sau đó ông trở thành diễn viên cho Thiệu Thị vào năm 1974. Bước ngoặt của Lưu Gia Huy là khi tham gia vào bộ phim The 36th Chamber of Shaolin (1978). Ông nhanh chóng xây dựng hình tượng mình giống như các vị sư Thiêu Lâm. Phương Tây biết đến ông khi ông ấy thủ vai Crazy 88 trong Kill Bill phần 1, và Bai Mai trong Kill Bill phần 2.
6.Toshiro Mifune.
Toshiro Mifune sinh ngay 1-4-1920, là diễn viên người Nhật Bản. Năm 1946 ông làm trợ lý quay phim tại Toho Studios. Tại cuộc phỏng vấn,Toshiro được yêu cầu cười và say rượu. Một trong những người phỏng vấn là Akira Kurosawa, thấy được cảnh diễn xuất của Toshiro, và bắt đầu kí hợp đồng với ông ấy. Akira Kurosawa đã sử dụng Toshiro trong 16 tuyệt tác Samurai của ông ấy, bao gồm Seven Samurai (1954), Yojimbo (1961) và Sanjuro (1962). Khán giả ấn tượng khuôn mặt dữ dằn và nước da màu đất nung của ông. Họ công nhận ông là người đóng Samurai đạt nhất trong tất cả những người đã từng đóng.
5.Kwan Tak-hing.
Kwan Tak-hing sinh ngày 27-6-1905 tại Quảng Châu. Kwan Tak-hing được gọi là “ Nghệ sĩ yêu nước”, ông gây quỹ tại Hoa Kỳ cho cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống lại Nhật Bản. Ông còn biết đến là bậc thầy võ thuật, và cũng là một bậc thầy trong nghệ thuật múa lân và thư pháp.Năm 1949, nhà làm phim WU Pen làm sống lại nền điện ảnh đã chết của HongKong, bằng cách đưa ngôi sao người Quảng Đông – Kwan Tak-hing vào vai anh hung Hoàng Phi Hồng. Trong suốt 85 bộ phim khác, tên của ông luôn đồng nghĩa với Hoàng Phi Hồng, và bộ phim của ông được xem là khởi đầu chính thức của phim võ thuật.
4.Hồng Kim Bảo.
Hồng Kim Bảo sinh năm 1952 tại HongKong. Năm 10 tuổi Hồng Kim Bảo đã tham gia vào trường kịch HongKong. Ông là trưởng nhóm của dàn diễn viên nhí Thất Tiểu Phúc.Nơi ông học được những kĩ năng mà sau này sẽ thấy trong 140 bộ phim mà ông đóng. Thành Long gọi Hồng Kim Bảo là “anh lớn”. Hồng Kim Bảo được biết tới nhiều nhất thông qua các bộ phim võ thuật – hài như Lâm Thế Vinh (1979), Kế hoạch A(1983), Phi long mãnh tương (1988). Được coi là một trong những người đi đầu về thể loại phim võ thuật – hài, hay phim cương thi trong thập niên 80. Kể từ thập niên 90, Hồng Kim Bảo ít xuất hiện với vai trò diễn viên, thay vào đó ông tham gia chỉ đạo võ thuật, ông đã từng chỉ đạo võ thuật trong các phim của Thành Long, Hồ Kim Thuyên, Châu Tinh Trì, Ngô Vũ Sâm.
3.Lý Liên Kiệt.
Lý Liên Kiệt sinh ngày 26-4-1963 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lớn lên trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Lý Liên Kiệt là ngôi sao điện ảnh Cộng sản Trung Quốc đầu tiên đóng phim ở Hollywood. Nổ lực đầu tiên của ông là Thiếu Lâm Tự (1979) đưa tên tuổi của Lý Liên Kiệt đến hàng siêu sao. Năm 1991, với bộ phim Hoàng Phi Hồng kinh điển, Lý Liên Kiệt đã đưa tên tuổi mình đến Hollywood. Năm 2006, bộ phim Hoắc Nguyên Giáp được công chiểu toàn thế giới, và là bộ phim võ thuật cuối cùng của Lý Liên Kiệt.
2.Thành Long.
Thành Long sinh ngày 7-4-1954, là diễn viên hành động nổi tiếng người HongKong. Anh nổi tiếng với những bộ phim võ thuật phối hợp động tác nhịp nhàng, sử dụng vũ khí ứng biến, và những pha hành động sang tạo. Thành Long còn nổi tiếng khi tự mình thực hiện các pha hành động nguy hiểm, mặc cho an toàn của bản thân. Thành Long là một trong số ít những diễn viên võ thuật dám hy sinh thân thể của mình tạo nên những màn hành động, võ thuật hấp dẫn mà không sao chép ai.
Thành Long nổi tiếng qua bộ phim Túy quyền (1978), sau đó là các bộ phim Câu chuyện cảnh sát 2,3, Túy Quyền II,…
1. Lý Tiểu Long.
Lý Tiểu Long sinh ngày 27-11-1940, là người Mĩ gốc Hoa. Lý Tiểu Long từng là học trò của Nhất đại tôn sư Diệp Vấn. Ông làng người đầu tiên phối nhiều môn võ lại với nhau thành một và sau này gọi là Triệt Quyền Đạo.
Anh tham gia đóng nhiều phim, trong đó những phim Tinh Võ Môn, Long Tranh Hổ Đấu, Mãnh Long Quá Giang,đã làm nên tên tuổi của Lý Tiểu Long. Ông cũng phá vỡ rào cản chủng tộc vào việc sử dụng võ thuật như một đường dẫn đến tình nghĩa huynh đệ. Nếu không nhờ Lý Tiểu Long thì phim võ thuật sẽ không có sự phát triển như ngày hôm nay.
Huỳnh Chánh