SỰ NGHIỆP CHUYÊN NGHIỆP VÀ NHỮNG BÍ MẬT CHƯA KỂ
Foreman bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp vào năm 1969 với ba vòng đấu loại trực tiếp của Donald Walheim ở New York. Ông đã có tổng cộng 13 trận đấu vào năm đó, và xuất sắc chiến thắng tất cả, trong đó có 11 chiến thắng knock-out.
Năm 1970, nhà vô địch bất bại hạng nặng tiếp tục 12 cuộc đọ sức và thắng cả 12 trận, trong đó có 11 trận knock-out. Trong số các đối thủ mà ông đánh bại có võ sĩ Gregorio Peralta – một đối thủ đáng gờm.
Năm 1971, Foreman giành chiến thắng tất cả các trận, trong đó có một trận tái đấu với Peralta – người mà ông đã đánh bại vòng thứ 10 ở Oakland, California và một chiến thắng trước Leroy Caldwell. Sau khi tích lũy một kỷ lục với 32 trận thắng và 0 trận thua, với 29 trận thắng knock-out ông đã được xếp hạng số một trong những thách thức của WBA và WBC.
Con đường vinh quang tiếp tục mở rộng với George Foreman cho tới cuối năm 1974 khi chạm địch thủ siêu đẳng Muhammed Ali. Trận đấu ngày 30/10/1974 giữa Ali và Foreman tại Zaire, Phi Châu đã thu hút toàn thể giới hâm mộ môn quyền Anh trên thế giới. Giới cá cược sôi nổi vì không thể nắm chắc phần thắng sẽ nghiêng về phía nào dù lúc đó, Ali đang ở giữa thời gian sung sức nhất. Những người am tường về bộ môn võ thuật này hết sức ngưỡng mộ Ali vẫn không ngăn nổi sự e dè về sức mạnh của trái đấm George Foreman. So sánh về sức thần tốc và mãnh liệt của những trái đấm, nhiều người cho rằng Ali khó thể sánh kịp George Foreman. Tuy nhiên, Ali vượt xa George Foreman về những đòn phép, mưu mánh để nắm chắc thắng lợi về tâm lý. Không một ai dám ngờ vực về ảnh hưởng tâm lý đối với bất kể một vận động viên thể thao nào. Nếu thiếu tâm lý cững khi thi đấu thì kể như đã đặt một chân trên bờ vực thất bại. George Foreman là một trường hợp thêm thắt chứng minh cho định luật trên.
Trước khi bay qua Phi Châu để đọ găng cùng George Foreman, Ali đã tới New York để xin ý kiến của một con cáo già trong nghề là cựu võ sĩ D’Amato. Ông này đã vạch cho Ali thấy cách duy nhất để hạ đối thủ là làm cách nào cho George Foreman tức tối nổi điên lên. Trong trường hợp đó, theo D’Amato, George Foreman sẽ trở nên quờ quạng và chỉ còn giơ người ra cho đối thủ đấm mà thôi. D’Amato còn không quên dặn Ali là cần thiết phải dồn nổ lực phủ đầu Goerge Foreman ngay trong phút mở màn trận đấu. Ali đã thực thi đúng từng lời chỉ dẫn. Anh ta mở đầu trận đấu với những cú đấm dồn dập để uy hiếp tinh thần đối thủ. Sau đó, anh ta liên tục áp dụng chiến thuật “dựa dây né đòn” khiến George Foreman không có cơ hội tung những cú đấm ngàn cân sở trường của mình. Trong khi áp dụng cách tránh né dễ dàng đó, Ali lại liên tục cười khểnh để chọc tức George Foreman. Quả nhiên, con cọp sa bẫy mau chóng và sau này, khi nhắc lại trận đấu, George Foreman đã thú nhận: “Tôi không làm sao đấm bể cằm anh ta được nên đành tìm cách nện vào đầu anh ta với ý nghĩ riết rồi anh ra cũng phải gục. Cái cách này đã làm tôi mệt lử và sau đó biến thành một cái bị thịt cho anh ta đấm”.
Trận đấu của George Foreman vs Muhammed Ali.
http://www.youtube.com/watch?v=ijOjRTqPICk
Tuy nhiên, thất bại trước Muhammed Ali không phải là một điều ân hận suốt đời đối với George Foreman. Dù sao, đó vẫn là một thất bại mà bản thân George phải gánh trọn trách nhiệm. Trong trận đấu này, George đã không làm chủ được con người của mình, tự sa vào quỷ kế chọc giận của đối phương đến độ phung phí hết sức lực vào những cú đấm loạng quạng không có chủ đích. Một thất bại có phần oan uổng nếu nói về tài nghệ nhưng lại hết sức rõ rệt nếu so về bản lãnh. Rõ ràng Ali đã cao hơn George Foreman một bậc về chiến thuật, chiến lược cũng như tâm lý thi đấu. Tóm lại thì đây là một trận thua không được quyền chối cãi. Chính nhờ biết nhìn nhận thực tế đó mà một thời gian ngắn sau, Foreman lại liên tục gặt hái những thắng lợi mới, đấm ngã đài nhiều đối thủ chỉ sau ba, bốn hiệp đấu. Hiện nay (1991), Tyson là người nổi tiếng về khả năng hạ đo ván chớp nhoáng các đối thủ. Nhưng với tất cả những thành tích lẫy lừng đang chinh phục toàn thể giới hâm mộ trên địa cầu, Tyson vẫn chưa thể sánh ngang với George Foreman về mặt này. Chỉ số trung bình về hạ đo ván đối thủ của Tyson là 897 điểm, vượt xa người xếp hạng kế sau là Ruddock tới 177 điểm nhưng vẫn thua George Foreman tới 67 điểm, vì chỉ số trung bình của George Foreman là 964 điểm! Chính cái khả năng hạ đo ván địch thủ quá cao này đã đưa George Foreman tới trận đấu khó quên ngày 17/3/1977, trận đấu cuối cùng, nếu không có sự trở lại với võ đài vào năm 1987.
Còn tiếp…
DANH TRUNG (Tổng hợp)