Tiến sĩ Mike Loosemore giải thích làm thế nào để đối phó với vết rách võ sĩ không sử dụng mũ bảo hộ như những kỳ Olympic trước. Olympic Rio là kỳ đầu tiên những nam vỏ sĩ không sử dụng mũ bảo hộ khi thi đấu kể từ năm 1984 tại Los Angeles.
Tình huống gãy gập chân kinh hoàng tại Olympic 2016
Hoàng Xuân Vinh: Xạ thủ bị suy tim, hai lần mồ côi mẹ
Vết rách là chấn thương xảy ra thường xuyên trong thi đấu nhiều hơn là trong lúc tập luyện. Nơi chịu nhiều những vết rách nhất là ở khuôn mặt, đặt biệt là khu vực xung quanh mắt, do những cú đấm quá mạnh của đối thủ gây ra. Hầu hết không có gì phải quá lo lắng về các vết rách, nhưng nếu không chữa trị, sẽ dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.
Trong khi thi đấu
Cách đơn giản nhất là sử dụng Adrenalin Salbe (một loại kem bôi cầm máu), sẽ có một khóa học cho ban HLV biết các thao tác xử trí vết rách cho võ sĩ. Nên bôi kem sao cho liền vết rách lại và cần tránh bôi trực tiếp vào vết thương vì sẽ khiến việc hồi phục vết thương sau đó chậm lại.
Sau trận đấu
Tùy thuộc vào tình trạng vết rách, nhưng tốt hơn hết nên khâu nó lại tại bệnh viện chuyên ngành. Nhiều người có thể tự khâu vết thương tại chỗ, hay sử dụng keo dán ý tế (steri- stripped), nhưng tốt nhất nên giao cho bác sĩ xử lý, vì nếu vết rách không được lành lặn hoàn toàn thì vết thương sẽ tái phát dễ dàng hơn ở những trận đấu sau.
Trong thời gian diễn ra giải đấu.
Đang trong thời gian diễn ra giải đấu, vết rách khép kín và không có vết khâu ngoài da thì võ sĩ có quyền được thi đấu.
Quan trọng nhất là giữ vết thương hạn chế sưng tấy, bằng những cách truyền thống như làm lạnh quanh khu vực sưng. Khi ngủ, nên nằm ngồi nghiêng người. Nếu những sưng ở mắt quá nặng, võ sĩ sẽ không được quyền thi đấu.
Quá trình hồi phục và điều trị
Để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, cần chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu vết rách thường tái hồi tại một điểm, võ sĩ cần trải qua một cuộc tiểu phẫu. Nên bôi kem chứa vitamin E giúp mau liền sẹo và bôi Vaseline trước khi thi đấu để tránh tình trạng chấn thương vết rách ở mắt.
Quang Lữ