Khi tập võ thuật hay thể thao, bạn khó tránh gặp phải chấn thương, Vì vậy, mỗi người nên tìm hiểu một số kiến thức y tế cũng như cách sơ cứu cơ bản để giảm thiểu tối đa chấn thương và các biến chứng thậm chí có thể cứu mạng người khác.
Cách sơ cứu các chấn thương trong Aikido
Cách sơ cứu chấn thương trên sàn đấu
Túi cứu thương – vật bất ly thân
Không nặng nhọc gì nếu bạn mang theo một chiếc túi chứa những vật dụng y tế nhỏ gọn bởi túi cứu thương của bạn không cần có các dụng cụ phức tạp mà chỉ là một số vật dụng cần thiết: vài cuộn băng và vài vỉ thuốc nhỏ.
Xin gợi ý như sau
Dụng cụ cần tối thiểu: 1 cuộn băng thun 3 móc để cố định khớp bị bong gân, băng vết thương; 5 miếng băng keo cá nhân để dán vết thương trầy xước, băng êm chỗ phồng rộp da do giày, cán vợt; túi nylon để đựng nước đá chườm khi chấn thương. Với thuốc thì bạn nên chuẩn bị sẵn: Pomade kháng sinh FUCIDINE (Bôi vết thương, trầy xước; ORESOL gói: 1 gói pha 1 lít nước uống để khi bị chuột rút hoặc mệt lả người, ra mồ hôi nhiều; ALAXAN để giảm đau khi chấn thương, nhức đầu; PHENERGAN 300mg hoặc CHLOPHERAMIN 4mg để trị dị ứng, ngứa, côn trùng cắn; 1 ống SUPRADYL hay BEROCA để pha nước uống tăng cường sức khỏe; một gói kẹo ngọt để ngậm khi mệt, hạ đường huyết; Thuốc ngậm hạ áp hoặc dãn mạch vành cấp cứu dành cho các bạn bị tim mạch, cao huyết áp (theo chỉ định của bác sĩ tim mạch)
Các vật dụng khác ngoài túi thuốc nhưng có tác dụng chống chấn thương ví dụ như nên đi 2 đôi tất cùng lúc có thể tránh được chấn thương lật cổ chân; áo thun để thay, khăn lông; thanh socola năng lượng; chai nước điện giải; số điện thoại bác sĩ thể thao khi cần tư vấn.
Cách sơ cứu cơ bản cần biết
Vài kiến thức chỉ dẫn cách sơ cứu để có thể ứng phó kịp thời một khi tai nạn không may xảy ra. Nếu người chơi thể thao bị ngất, hoặc lên cơn nguy kịch về tim mạch hay hen suyễn, người xung quanh nên đưa nạn nhân một cách an toàn ra chỗ khô ráo, thoáng mát. Sau đó, nới lỏng nút quần áo cho bệnh nhân thở dễ dàng và gọi ngay nhân viên y tế của khu vui chơi, hoặc ở cơ sở y tế gần nhất đến cấp cứu cho bệnh nhân.
Trong trường hợp chơi thể thao bị chuột rút hoặc ngất do tăng thân nhiệt, hãy đưa bệnh nhân ra nơi thoáng mát, khô ráo, cho uống bù nước chanh pha muối loãng, xoa bóp làm giãn cơ, để bệnh nhân nằm nghỉ yên một chỗ. Nếu tình trạng vẫn không dứt, bắt đầu lơ mơ nói sảng, phải gọi ngay xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện để truyền dịch.
Khi bị bong gân, chấn thương phần mềm: cần giúp đưa bệnh nhân tìm chỗ nghỉ ngơi, sau đó chườm đá, băng thun ép vùng chấn thương và kê cao vùng chi bị chấn thương. Sau đó, đưa đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.
Chơi thể thao bị gãy xương, trật khớp: dùng thanh gỗ hoặc bìa giấy cứng nẹp tạm vùng chi gãy rồi nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. Không nên tự ý nắn, xoa bóp dầu nóng hoặc thuốc rượu sẽ làm tổn thương nặng hoặc gây biến chứng cho vết thương.