Giải mã bí ẩn: Kiếm Katana bén đến mức nào?

Nhiều người cho rằng Katana cũng như các dòng kiếm Nhật khác cực kỳ bén, thậm chí có thể… dùng để cạo râu được. Thế nhưng đó có phải sự thật?

Sự thật về thanh gươm của người Việt thời Pháp thuộc

Taijutsu – sự thật về “thể thuật” của các Ninja

Qua  kỹ thuật luyện kim hay cách thức hoạt động của các loại công cụ có lưỡi bén như dao, cưa… chúng ta hiểu rằng lưỡi công cụ càng bén thì càng mau mòn hoặc hư hỏng. Độ bén của lưỡi Katana cũng vậy, thực ra đó chính là độ mỏng của lưỡi kiếm. Dù người Nhật sở hữu một trong những kỹ thuật luyện kim hàng đầu thế giới vào thời trung đại, sức chịu đựng của lưỡi kiếm cũng có giới hạn của nó.

Katana – đại diện cho các loại kiếm Nhật thời trung đại
Katana – đại diện tiêu biểu cho các loại kiếm Nhật thời trung đại

Ngày nay, “kiếm Nhật” được rao bán tràn lan, hầu hết là kiếm được các hãng sản xuất Trung Quốc, Đài Loan sản xuất để phục vụ nhu cầu của những người yêu thích kiếm Nhật. Những thanh “kiếm Nhật” này thường được mài bén hết mức, đánh đúng vào tâm lý của đại đa số người dùng là kiếm bén mới là kiếm nguy hiểm, kiếm tốt.

Một thanh kiếm Nhật thực sự trong chiến đấu phải chịu đựng rất nhiều tác động mạnh lên lưỡi kiếm, từ việc va chạm trực tiếp lên những lưỡi kiếm khác cho đến việc phải chặt, chém lên bộ giáp cứng của đối thủ. Nếu sở hữu độ bén quá cao – đồng nghĩa với phần lưỡi mỏng, thanh kiếm Nhật sẽ mau chóng trở thành phế vật với phần lưỡi “te tua” như một lưỡi cưa vậy.

Những thanh kiếm Nhật quá bén sẽ mau chóng bị hư hại khi va chạm với những bộ giáp như thế này
Những thanh kiếm Nhật quá bén sẽ mau chóng bị hư hại khi va chạm với những bộ giáp như thế này

Nhìn vào các công cụ hằng ngày, chúng ta có thể thấy việc chọn và chế tác độ bén là tuỳ thuộc vào chức năng của công cụ đó. Bạn không thể nào mài chiếc rựa bén như chiếc dao cạo được, hay con dao lớn trong bếp cũng không thể nào so sánh độ bén với con dao rọc giấy.

 Các va chạm trực tiếp kiếm – kiếm cũng khiến Katana mau chóng trở thành phế vật nếu sở hữu lưỡi thép quá mỏng
Các va chạm trực tiếp kiếm – kiếm cũng khiến Katana mau chóng trở thành phế vật nếu sở hữu lưỡi thép quá mỏng

Độ bén tuy tỏ ra độ “nguy hiểm”, nhưng đó là đối với những người ít am hiểu về vũ khí. Với những chiến binh Samurai – những người trực tiếp đặt tính mạng mình phụ thuộc vào chất lượng vũ khí, họ phải chọn một độ bén thích hợp cho thanh kiếm.

Điều thú vị rằng độ bén của thanh kiếm cũng chính là điều nói lên trí tuệ của người Nhật. Xem xét những thanh kiếm Nhật cổ nhất còn sót lại (khoảng thế kỉ 15), người ta đã nhận ra cấu trúc đặc biệt của nó: đa số các loại kiếm Nhật như Katana, Tachi, Odachi… đều có 2 phần lưỡi riêng biệt. Ở phần lưỡi tính từ cán trở ra, những thanh kiếm này chỉ sở hữu độ bén vừa phải, khiến cho lưỡi thép đủ độ dày để chịu đựng các va chạm mạnh. Thế nhưng, phần lưỡi từ mũi kiếm trờ vào (độ dài từ 15cm trở lên tuỳ loại kiếm) lại thường được mài cực bén. Điều này ảnh hưởng đến cách dùng kiếm của người Nhật: Họ dùng phần lưỡi trung bình để thực hiện các động tác có thể gây va chạm mạnh, nhưng lại dùng phần lưỡi bén để thực hiện các đòn “chí mạng” và chắc chắn không gây va chạm như các đòn cắt vào cồ, các vị trí không được giáp che chở.

Có thể thấy, ngay từ trong những chi tiết nhỏ như cách mài bén vũ khí và sử dụng độ bén đó một cách hợp lý, người Nhật đã thể hiện một đẳng cấp vượt trội trong kinh nghiệm và sự sáng tạo.

Tuy nhiên, dù sao đi nữa, với giới hạn của kỹ thuật luyện kim, có thể khẳng định rằng những thanh kiếm được người Nhật tin tưởng đưa ra chiến trường, trở thành vật hộ mạng cho các chiến binh, những thanh kiếm đó không hề bén như ta vẫn nghĩ.

Video clip: Cuộc đọ sức giữa kiếm Katana và trường kiếm châu Âu:

[jwplayer player=”1″ mediaid=”108198″]

Y.N