Tập Thái Cực Quyền có thể tập thêm môn võ thuật khác không?

Về vấn đề này , giới võ thuật từ trước tới nay vẫn còn tranh luận . Trong quá khứ có hai quan điểm bất đồng :

 Một quan điểm cho rằng không thể cùng lúc tập TCQ và Thiếu Lâm quyền , môn đấu vật , cùng các vận động như xà đơn, v.v…Lý do là : cách dụng lực và khí của hai môn này khác nhau hoàn toàn . TCQ chủ trương dụng ý bất dụng lực , lấy mềm mại làm chính . Trong khi đó quyền pháp Thiếu Lâm và các loại vận động của môn đô vật chẳng hạn , chủ trương dụng lực bất dụng ý , lấy cương ngạnh làm cốt cán . Nếu như học cùng một lúc thì không thể chăm sóc cả hai được , hơn nữa trong lúc mới học chưa hiểu rõ , chưa nắm được cách vận khí , cách chuyễn lực,v.v… mà lại gắng gượng luyện tập , thì dễ sinh ra hậu quả xấu , nhẹ thì mệt nhọc , phí công sức , phí thì giờ , nặng thì bị nội thương .

Quan điểm này đúng không ? Thưa không , vì nó không căn cứ vào khoa học nào . Thật vậy , nếu tập quyền mà bị nội thương là vì tập sai đường lối (bất đắc pháp) , chứ nào phải vì tập cả hai . Ai cũng biết , nếu tập bất kỳ môn vận động nào mà tập không đúng phương pháp , thì đều nhận phải một kết quả tương phản .

thaicucquyen500

 Một quan điểm khác cho rằng : Mọi người đều có thể cùng lúc tập hai , hay nhiều hơn , những môn quyền thuật hay các loại vận động khác mà có tính chất khác biệt nhau . Quan điểm này xác định là , chỉ cần tập luyện đúng cách (đắc pháp) là có thể tập song song hay nhiều môn khác nhau cùng một lúc . Có người nói rằng : “Chỉ yếu luyện , tựu năng trường” (cứ tập đi rồi sẽ giỏi ; chữ ‘trường’ ở đây có nghĩa là công phu tiến triển) . Luyện Thiếu Lâm trường quyền sẽ phát triển được cương kình , luyện TCQ sẽ phát triển được nhu kình . Người đã luyện TCQ còn luyện tập Thiếu Lâm quyền sẽ dung hợp được cương nhu (cương nhu tương tế) , sẽ gồm nắm ưu điểm của các danh phái . Như ở môn đấu vật , tuy có các yếu quyết “súc , tiểu , miên , nhuyển , xảo” (co rút , nhỏ nhắn , ràng rịt , mềm mại , khéo léo) , có thể nói đều là cách dụng kình , nhưng thuợc loại cương kình ,ít có năng lực nhu hòa như nhu kình . Nếu như các đấu thủ đấu vật lại am hiểu TCQ , tức là biết nhu biết cương , mới giỏi “Ðổng kình” (hiểu kình) và do đó mới dễ thắng hơn .

thaicucquyen

     Chúng tôi cho rằng quan niệm sau này hợp lẻ hơn . Vậy thì làm thế nào mà người tập TCQ có thể tập các môn vận động khác , hay ngược lại người đã tập các môn vận động khác nay tập TCQ thì hậu quả sẽ như thế nào ? Luyện tập như thế nào mới gọi là đúng cách ?

      Có thể nói như thế này :

     1. Những người mới học , trong cùng một thời gian nào đó , có thể tập hai loại vận động khác tính chất , Thí dụ : như buổi sáng (hoặc hôm nay) tập môn này , buổi chiều (hoặc ngày mai) lại tập môn khác .Nếu như tập nhiều môn hơn thì chỉ có thể ấn định một tuần lễ làm đơn vị thời gian , từng ngày từng ngày một , tập một cách có kế hoạch , để nâng cao toàn diện thể chất , thể lực và kỹ thuật vận động . Nếu tập như thế này được một thời gian nào đó mà công phu của các môn vận động đều có một  căn bản nhất định thì cứ tiếp tục luyện tập , một cách đồng thời , mà không sao cả .

     2. Không nên vận động quá độ . Bất kỳ tập một môn vận động nào cũng không nên tập quá mức , vì tập quá mức thì sức lực tiêu hao quá nhiều dễ làm cho thân thể suy nhược nặng nề , như vậy chính làm tổn hại thân thể mình mà thôi .

Nhất Trung(Sưu tầm)/Nguồn Internet