Thiếu Lâm tự từ nguyên thủy đến hiện đại

Khi nói chùa Thiếu Lâm mà công chúng xưa nay thường biết đến chính là chùa Thiếu Lâm ở tại dãy núi Tung Sơn (huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) là thủy tổ của các môn phái võ Trung Hoa.

>>> Thám hiểm nơi đào tạo võ Thiếu Lâm huyền thoại

Lịch sử chùa Thiếu Lâm

Chùa Thiếu Lâm, theo như trong các tài liệu khảo sát được công nhận chính là ngôi chùa ở huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, được xây dựng vào năm Thái Hòa thứ 20 nhà Bắc Ngụy (tức năm 497). Một số sách viết là ở Hồ Nam thì không đúng, vì tỉnh Hồ Nam cách rất xa về phía Nam tỉnh Hà Nam, Trung Quốc; cách Bắc Kinh 600 km về phía Nam và cách Nam Kinh 600 km về phía Tây.

Cổng sau chùa Thiếu Lâm tự
Cổng sau chùa Thiếu Lâm tự

Chùa Thiếu Lâm trong quá trình xây dựng từng bị hủy diệt và trùng tu nhiều lần, nhưng giờ đã trở thành một trong những ngôi chùa xưa nhất của Trung Quốc.

Theo “Tục cao tăng truyện” (645) của Đạo Tuyên ngôi chùa này ban đầu được Hiếu Văn Đế (471-499) triều Bắc Ngụy (386-534) xây dựng vào năm 497 ở phía bắc ngọn núi Thiếu Thất, trong dãy Tung Sơn, huyện Đăng Phong, thuộc tỉnh Hà Nam về hướng Tây Bắc cho nhà sư Bạt Đà, đến Trung Hoa vào năm 464, người thuyết giảng Bộ kinh Phật giáo ở Trung Quốc trong vòng ba thập kỷ.

Môn sinh Thiếu Lâm Tự
Môn sinh Thiếu Lâm Tự

Nhưng lịch sử chùa Thiếu Lâm chỉ thực sự bắt đầu được biết đến nhiều sau khi vị Phật tăng Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ (năm 518 Tây lịch) đến Trung Hoa truyền thụ giáo pháp Phật Giáo đồng thời sáng lập nên một giáo phái Phật giáo mới sau này phát triển khắp vùng Đông Nam Á, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản là giáo phái Thiền Tông Trung Hoa. Ở Nhật Bản, tinh thần của Thiền (Zen) đã thấm đẫm văn hóa truyền thống của người Nhật qua các nghi thức trà đạo và các môn võ sau này.

Sau khi triều kiến Lương Vũ Đế (463-549) (cũng thuộc triều Bắc Ngụy) ở Kim Lăng (Trung Quốc) bất thành, Bồ Đề Đạt Ma đã đến chùa Thiếu Lâm (năm 527) để truyền bá Phật pháp cho người Trung Hoa. Do đó Bồ Đề Đạt Ma cũng được coi như là ông tổ của Phật giáo Thiền Tông.

Bồ Đề Đạt Ma và chùa Thiếu Lâm, sau này trở nên nổi tiếng ở Trung Hoa và các quốc gia lân cận không phải ở lĩnh vực tôn giáo – mà lại nổi tiếng là Ông tổ của võ thuật Trung Hoa.

Thiếu Lâm Tự hiện tại như thế nào?

Vị sư trưởng (tục gọi là Phương Trượng) hiện nay trụ trì tại chùa Thiếu Lâm là vị hòa thượng pháp danh Thích Vĩnh Tín (sinh năm 1965).

Hòa thượng Thích Vĩnh Tín - người quyết định đưa Thiếu Lâm tự vào các dự án kinh doanh để "không bị tụt hậu so với xã hội"
Hòa thượng Thích Vĩnh Tín – người quyết định đưa Thiếu Lâm tự vào các dự án kinh doanh để “không bị tụt hậu so với xã hội”

Hòa thượng Thích Vĩnh Tín lên quản nhiệm ngôi chùa từ năm 2007 và bắt đầu cho thành lập Công ty Thiếu Lâm tự và đăng ký bản quyền thương hiệu cho võ công Thiếu Lâm tại Trung Hoa và tại Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO).

t427207

Ông cho rằng việc làm này là thiết thực nhằm tránh nạn “ăn cắp bản quyền sáng chế” và cũng để hạn chế những ngụy phái dám giả mạo xưng danh là môn đồ của Thiếu Lâm tự làm điều càn rỡ phương hại đến uy danh và văn hóa Thiếu Lâm tự. Mà nạn phổ biến nhất là việc sáng tác bừa bãi các bài quyền và các kỹ thuật công phu không đúng với tông pháp nguyên ủy của võ công Thiếu Lâm. Hòa thượng Thích Vĩnh Linh nói: “Thiếu Lâm Tự sẽ phát triển cùng xã hội, chứ không chịu tụt hậu”. Và trong Thiếu Lâm tự, đêm các môn sinh tập luyện, ngày mở cửa cho du khách tham quan, đồng thời nhận nhiều dự án điện ảnh, buôn bán. Cũng từ đây, công chúng nửa ủng hộ việc “Thiếu Lâm tự kinh doanh” còn nửa chỉ trích điều này sẽ làm mất đi cái cổ quý từ trước lại nay.

... nhận lời để Thiếu Lâm đi vào điện ảnh
… nhận lời để Thiếu Lâm đi vào điện ảnh

Hơn nữa, vị phương trượng này – Thích Vĩnh Tín – cũng muốn chấn hưng lại danh tiếng văn hóa Thiền Tông Thiếu Lâm tự là cái nôi của Thiền Tông thế giới cũng như khẳng định lại vị trí đặc biệt của Thiền trong võ công Thiếu Lâm từ nguyên thủy của nó, ông đã phát biểu trong lời tựa các ấn phẩm võ công do chính nhà chùa xuất bản hiện nay: “Nhà chùa nhờ có võ công mà nổi tiếng, ngược lại võ công của Thiếu Lâm cũng nhờ chùa mà trở nên phát triển” cho nên tại chùa Thiếu Lâm và ở Trung Hoa xưa nay thường hay có câu truyền tụng “Thiền Quyền nhất thể” là như vậy.

Nhật Vũ