Võ sĩ đạo là những quy tắc đạo đức mà các võ sĩ ở Nhật Bản thời trung cổ phải tuân theo. Trong võ đạo, con người cần phải: trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân, nhân từ với người dưới, khoan dung với địch, xa lánh dục vọng cá nhân, chính trực công bằng, trọng danh dự hơn vật chất. Ngoài chiến trường, cần tâm niệm một tinh thần “đặc hữu” của Nhật Bản, đó là “chết đẹp”. Các nghiên cứu thực chứng trong lĩnh vực lịch sử tư tưởng đã chỉ ra rằng, thái độ nói trên chỉ hình thành trong nội bộ tầng lớp võ sĩ, với tư cách là một tập đoàn xã hội, từ đầu thế kỷ 17, nghĩa là từ thời kỳ Edo. Các võ sĩ phải tuân thủ các quy tắc này khi giao chiến.
Miyamota Musashi, một kiếm sĩ lừng lẫy trong lịch sử võ sĩ đạo Nhật Bản. Ông đã tự định cho mình 21 điều luật phải tuân thủ như sau :
1.Không bao giờ chỉ trích luân lý và tập tục cổ truyền của xã hội.
2.Không sống theo tham vọng riêng tư.
3.Ít nghĩ đến mình.
4.Nghĩ nhiều đến người khác.
5.Không đòi hỏi gì nhiều cho đời mình.
6.Không hỏi han về những chuyện riêng tư.
7.Không ganh tỵ với những thành công của kẻ khác.
8.Không tiếc nuối khi chia ly.
9.Không nuôi long thù hận.
10.Không xây nhà lớn, đẹp.
11.Không tham ăn.
12.Không giữ nhiều quần áo.
13.Không mặc vải tốt.
14.Không cần đồ trang sức.
15.Không mê tín dị đoan.
16.Không tiêu tiền cho bất cứ việc gì, trừ thanh gươm của mình.
17.Không sợ chết khi phụng sự bề trên hoặc giúp kẻ khác.
18.Không giữ nhiều tiền bạc.
19.Tôn kính phật và các vị thần nhưng không cầu khẩn ỷ lại.
20.Tôn trọng danh dự hơn mạng sống.
21.Luôn nhớ con đường của một võ sĩ đạo.
Ngô Lãm