Tôi đã từng nhìn thấy nhiều trường hợp một đứa trẻ được bố mẹ đưa đến võ đường, nhưng vừa nghe thấy tiếng thầy nó đã khóc thét và đòi đi về. Tại sao thầy dạy võ ko nhẹ nhàng như các thầy giáo các môn khác?
Hỏi đáp – Những thắc mắc thường thấy trong võ thuật (P3)
Nét đẹp tình thầy trò trong võ thuật Á Đông
Có một số lý do cho việc đó, và chắc chắn khi bạn biết được chúng, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và dễ dàng chấp nhận hơn việc thầy bạn hay quát.
1. Để bạn tập trung hơn.
Không gian tập võ thường rộng rãi và nhiều khi ko tách biệt. Như các CLB Sinh viên, thường phải tập ở ngoài sân trường, xung quanh là nhóm đá cầu, đá bóng, người đi bộ, câu lạc bộ nhảy…Để võ sinh không bị mất tập trung, và để đảm bảo tất cả võ sinh đều hiểu rõ hiệu lệnh, thầy giáo phải nói to là chuyện hoàn toàn dễ hiểu.
2. Để tạo không khí tập luyện máu lửa
Bạn sẽ chẳng thể đấm mạnh nếu như người ra hiệu lệnh hô với tiếng nhỏ và không dứt khoát. Vì thế người đếm hiệu lệnh là người điều khiển nhịp độ tập luyện và độ máu lửa của cả lớp. Thầy muốn tất cả mọi người tung hết sức trong mỗi đòn đánh, vì thế thầy cũng phải đếm “hết sức”.
3. Để luyện cơ bụng
Đã bao giờ bạn tự hỏi, chả khi nào thấy thầy tập cơ bụng mà sao bụng thầy vẫn săn chắc thế. Đó là do khi thầy đếm, hô hiệu lệnh cũng là lúc thầy luyện tập cơ bụng. Như chúng ta đều biết khi hét Kiai, khi cười hay khi hô to thì cơ bụng sẽ co giãn giống như khi ta tập bụng. Thế nên nhiều khi thầy đếm, hô hay quát cũng là lúc thầy đang tập đấy. Đừng bảo thầy lười nhá.
4. Để bạn làm quen với sự quyết liệt, dữ dằn.
Trong cuộc sống, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều trường hợp bị người khác uy hiếp bằng giọng điệu và lời nói. Thường thì bạn sẽ cảm thấy sợ sệt và nhiều khi không còn đủ bình tĩnh để xử lý tình huống. Khi tập võ, bạn phải đối diện hàng ngày với tiếng quạt nạt, tiếng đôn đốc của thầy. Dần dần bạn sẽ quen với việc đó, khi bị quát hay mắng bạn sẽ không còn giật mình và sợ sệt nữa mà sẽ dạn dĩ và tỉnh táo hơn. Thế nên hãy cảm ơn thầy vì đã quát mình nhé.