5 băng đảng tội phạm giàu có khét tiếng nhất thế giới

Yamaguchi Gumi, nhóm tội phạm có tổ chức lớn nhất Nhật Bản dẫn đầu thế giới về doanh thu.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tội phạm mạng đang là vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, những băng nhóm tội phạm lớn nhất hiện nay vẫn chủ yếu kiếm tiền từ buôn bán ma túy, mại dâm và thực hiện các vụ tống tiền quy mô lớn.

Một khảo sát vào năm 2013 của Javelin Strategy and Research tiết lộ rằng mỗi năm tổng số tiền mà dân Mỹ thiệt hại vì những vụ việc như trên lên đến khoảng 20 tỷ USD. Nhưng một phần lớn trong số đó là chi phí để chi trả cho các tổ chức đứng ra ngăn chặn loại tội phạm quy mô đó và các biện pháp phục hồi sau sự mất mát. Chỉ có một phần nhỏ rơi vào túi tiền của các tổ chức tội phạm.Gần đây, các vụ ăn cắp thẻ tín dụng nổi lên như một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Một chuỗi các vụ tấn công quy mô lớn, đình đám nhằm vào các chuỗi bán lẻ và chuỗi nhà hàng lớn tại Mỹ.

Một tổ chức Mỹ giấu tên ước tính rằng tổng thu nhập từ việc kinh doanh cocain ở Mỹ là khoảng 34 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù trên thực tế các tổ chức tội phạm luôn tìm kiếm những cách thức mới để kiếm được nhiều tiền hơn nhưng đến nay, hầu hết số tiền chúng có được đều từ việ kinh doanh bất hợp pháp vũ khí, thuốc phiện, buôn người …

Tuy nhiên, đâu là nhóm tội phạm kiếm được nhiều tiền nhất thế giới và chúng đã kiếm được số tiền đó như thế nào? Rất khó để ước tính tổng số doanh thu mà các tổ chức tội phạm kiếm được vì chúng thường tìm cách che giấu những lượng tiền lớn mà chúng kiếm được.

Bên cạnh đó, khái niệm “tội phạm có tổ chức” đến nay, vẫn còn được định nghĩa một cách lỏng lẻo. Bất cứ việc gì liên quan đến buôn lậu ma túy hay trộm cắp xe cộ đều được coi như các nhóm tội phạm có tổ chức và sự gắn kết của các tổ chức tội phạm có tổ chức trên toàn thế giới rất khác nhau.

Xét theo ước tính doanh thu, dưới đây là năm băng nhóm tội phạm có tổ chức giàu có bậc nhất thế giới.

1. Yamaguchi Gumi, Nhật Bản – doanh thu khoảng 80 tỷ USD

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

100 năm trở lại đây, theo Dennis McCarthy, tác giả của bài báo “Lịch sử kinh tế của tổ chức phạm tội”, các nhóm Yakuza là một trong những băng đảng tội phạm lớn nhất thế giới. Băng đảng lớn nhất trên thế giới là Yamaguchi Gumi. Ở nước Nhật, người ta gọi những tổ chức như này là “Yakuza”, cũng giống như “mafia” ở Mỹ. theo ông Hiromitsu Suganuma, cựu cảnh sát trưởng của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, các Yamaguchi Gumi kiếm được nhiều tiền nhất từ buôn bán ma túy trái phép. bất cứ nguồn nào khác. Hai nguồn lợi nhuận tiếp theo của doanh thu là từ đánh bạc và tống tiền. Sau đó mới là “giải quyết tranh chấp”.

Trong khi những tổ chức tội phạm Châu Á khác như Hội Tam Hoàng, ở Trung Quốc hình thành từ thời phong kiến Trung Hoa, theo kiểu một tổ chức liên kết bí mật giữa một số gia đình hoàng tộc chịu ơn nghĩa của nhau và bảo vệ lợi ích cho nhau, Yakuza thì ràng buộc bởi “hệ thống phân cấp phức tạp”, với một người đứng đầu và vô số thuộc hạ trung thành dưới trướng và các thành viên, một khi bắt đầu, phải phá vỡ mọi bổn phận khác mà chỉ trung thành với Yakuza.

2. Solntsevskaya Bratva, Nga – doanh thu khoảng 8,5 tỷ USD

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Nhóm này bao gồm 10 lữ đoàn bán tự trị riêng biệt, hoạt động ít nhiều độc lập với nhau. Tuy nhiên, nhóm này không tự quản nguồn lực của mình, số tiền sẽ được giám sát bởi hội đồng gồm 12 người “gặp nhau thường xuyên dưới hình thức các cuộc họp được ngụy trang thành những lễ hội”.Những nhóm tội phạm Nga thường khác hẳn những tổ chức như Yakuza. Theo ông Frederico Varese, một giáo sư về tội phạm học ở trường đại học Oxford và là chuyên gia về tội phạm có tổ chức quốc tế, kết cấu của các nhóm mafia Nga có phân cấp rõ ràng.

Ước tính rằng, nhóm này có đến 9.000 thành viên và kiếm tiền từ việc buôn lậu ma túy và buôn người. Các nhóm tội phạm của Nga thường có liên quan đến việc buôn lậu ma túy có nguồn gốc từ Afghanistan.

3. Camorra, Ý – doanh thu khoảng 4,9 tỷ USD

 Cesare Pagano, một trong những nhà lãnh đạo của Camorra bị cảnh sát bắt năm 2010
Cesare Pagano, một trong những nhà lãnh đạo của Camorra bị cảnh sát bắt năm 2010

Theo một nghiên cứu vào năm 2013 của Đại học Cattolica và Trung tâm nghiên cứu về tội phạm xuyên quốc gia ước tính rằng các hoạt động của mafia tạo ra doanh thu khoảng 33 tỷ USD, chủ yếu là đóng góp của 4 băng nhóm mafia chính ở nước Ý.Trong khi liên minh mafia Ý-Mỹ đã bị suy yếu nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây, các mafia Ý ở quê hương vẫn hoạt động mạnh mẽ. Mặc dù nhiều năm qua với nỗ lực của người dân, các nhà báo, và các quan chức chính phủ, chính quyền địa phương ở Ý vẫn duy trì mối liên kết và bảo vệ các nhóm mafia.

Tạp chí Fortune đưa tin, Camorra là tổ chức giàu có nhất trong các nhóm mafia ở Ý, thu về khoảng 4,9 tỷ USD mỗi năm từ nhiều hoạt động bao gồm bóc lột tình dục, buôn bán vũ khí, ma túy, hàng giả, cờ bạc … cho vay nặng lãi và tống tiền. Có trụ sở tại Naples, Camorra hình thành từ thế kỷ thứ 19, xuất phát từ một băng đảng trong nhà tù.

4. ‘Ndrangheta, Ý – doanh thu khoảng 4,5 tỷ USD

5aaa

Chính nhóm mafia này là đầu mối điều khiển phần lớn thị trường buôn bán ma túy xuyên  Đại tây dương để vào châu Âu. Nó hoạt động rất tinh vi và xảo quyệt, với các “vòi bạch tuộc” vươn xa từ Ý đến các nước trên khắp thế giới.Có trụ sở tại vùng Calabria của Ý, ‘Ndarangheta được mô tả là một tổ chức tội phạm vô cùng nguy hiểm và giàu có thứ hai của nước Ý dựa theo doanh thu. Tổ chức này cũng tham gia vào nhiều hoạt động bất hợp pháp như Camorra, nhưng ‘Ndrangheta đã làm nên tên tuổi của mình bằng cách xây dựng mối quan hệ quốc tế với các đại lý cocaine Nam Mỹ.

Tại Mỹ, băng đảng này đã giúp đỡ cho hai gia tộc tội mafia lớn nhất ở New York là Gambino và Bonnano. Trong tháng hai, lực lượng cảnh sát Ý và Mỹ bắt giữ hàng chục thành viên trong tổ chức Ndrangheta và gia đình Gambino với cáo buộc họ đã tội ác liên quan đến buôn bán ma túy xuyên quốc gia.

5. Sinaloa cartel , Mexico – doanh thu khoảng 3 tỷ USD

Jesus Vicente Zambada Niebla, con trai của cựu thủ lĩnh Sinaloa cartel, Ismael Zambada García, bị bắt năm 2009
Jesus Vicente Zambada Niebla, con trai của cựu thủ lĩnh Sinaloa cartel, Ismael Zambada García, bị bắt năm 2009

Với 60% thị phần trong thị trường buôn lậu ma túy, Sinola kiếm được số tiền khoảng 3 tỷ USD mỗi năm.Sianola là trùm ma túy lớn nhất Mexico, một trong những băng nhóm là trung gian giữa nhà sản xuất thuốc phiện bất hợp pháp ở Nam Mỹ và thị trường nước Mỹ. Văn phòng Chính sách kiểm soát ma túy quốc gia, ước tính rằng người Mỹ chi khoảng 100 tỷ USD cho các loại thuốc phiện bất hợp pháp mỗi năm, và theo tập đoàn RAND, tổ chức cố vấn phi lợi nhuận về chính sách toàn cầu có quan hệ với CIA , tiết lộ trong đó có khoảng 6,5 tỷ USD là chi cho các trùm ma túy khét tiếng ở Mexico.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tạp chí Fortune , một tạp chí nổi tiếng của Mỹ về kinh doanh.

Nguồn: Thanh Nga – Infonet