58 dấu hiệu chứng tỏ một võ đường chất lượng

“Một võ sinh không có võ đường như cánh chim lạc bầy, xa tổ”.

Võ đường Mai Hãn – nơi rèn luyện sức khỏe và nhân cách con người

Đột nhập võ đường đẹp như resort của Jonny Trí Nguyễn

Bất kể bạn đang luyện tập trong những môn võ đặt nặng chữ “đạo” (-do), hay chỉ đơn giản là những phòng tập Boxing, Muay Thái…thì nơi bạn hằng ngày đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu cho võ thuật cũng chính là yếu tố lớn nhất làm nên “võ thuật” trong con người bạn. Đất xấu thì khó mọc cây tốt, cũng như thế, các võ sinh tương lai sẽ như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng võ đường hiện tại.

class

Vậy, võ đường của bạn có thực sự là nơi xứng đáng để bạn trung thành theo đuổi? Sau đây là 58 dấu hiệu giúp bạn nhận ra điều đó.

1. Thầy bạn tập luyện mỗi ngày.
2. Bạn luôn rời lớp tập với cảm giác vui vẻ, kiệt sức và đạt được thứ gì đó.
3. Các võ sinh không thi đấu với nhau, họ khiến cho võ sinh khác mạnh mẽ hơn
4. Đai đen không đơn giản là cái đai. Đó là biểu tượng của sự trưởng thành, trình độ và sự cống hiến.
5. Các thầy đặt sức khỏe của bạn lên trên đồng tiền.
6. Những khái niệm/quan niệm truyền thống luôn hòa vào cùng với cách thức huấn luyện hiện đại.
7. Võ sinh luôn khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi.
8. Võ sư luôn khiêm nhường và sẵn sàng chỉ dạy.
9. Karate thể thao và Karate truyền thống được tiếp cận theo cách khác nhau, hiểu rõ được những nét tương đồng và khác biệt giữa hai loại.
10. Bạn không chỉ là “võ sinh kia”. Bạn có tên, và bạn được nhìn nhận.
11. Nhiệt huyết.
12. Bạn được phán xét không chỉ bởi kĩ năng và sức mạnh, mà còn bởi tinh thần, sự can đảm, thái độ và tính cách.
13. Nam, nữ và tất cả các giới tinh khác đều được chấp nhận. Không chấp nhận thể hiện nam quyền quá mức.
14. Luyện tập xây dựng sự tự tin khi tự vệ trong tình huống thật chứ không chỉ trong võ đường.
15. Có lớp cho trẻ con, nhưng đó không phải là cái nhà trẻ. Trẻ con có kỉ luật và tập luyện nghiêm túc vượt trên tuổi của chúng.
16. Võ đường sạch sẽ, gương tập sáng bóng.
17. Mục tiêu của bài tập được mọi người hiểu rõ. Không tập chỉ vì “chúng tôi vẫn tập như vậy”.
18. Bạn thường xuyên tập luyện với các dụng cụ như đích đấm, đích đá, makiwara để có được cảm giác đòn chứ không chỉ đấm đá vào không khí.
19. Bao gồm cả tập luyện sức mạnh.
20. Bao gồm cả tập luyện sự cơ động.
21. Bao gồm cả tập luyện sự dẻo dai.
22. Việc bạn tập với lý do gì không quan trọng, dù là để nâng cao sức khỏe, tự vệ hay thể thao. Lý do tập luyện của tất cả mọi người đều hợp lệ như nhau.
23. Tập phân thế.

monson-st-dojo
24. Các thầy dạy những gì bạn cần chứ không phải những gì bạn muốn.
25. Các thầy không bao giờ la hét, quát mắng để giữ kỉ luật. Võ sinh tự giữ gìn kỉ luật.
26. Tập luyện rất khắc nghiệt, nhưng ai ai cũng cười. Bởi vì họ yêu thích được tập.
27. Các thầy truyền cảm hứng cho võ sinh bằng việc trở thành tấm gương và áp dụng những gì mình dạy vào chính bản thân mình, trong cõ đường và ngoài cuộc sống.
28. Thầy có thể là “cô”, đó là chuyện bình thường.
29. Cấp độ đai của bạn không quan trọng bằng cấp độ nỗ lực bạn bỏ ra
30. Khuyến khích việc đưa ra các thắc mắc, câu hỏi ….
31. …. nhưng mọi người đều phải biết lúc nào nên im lặng và tập luyện.
32. Tập luyện cả kĩ thuật, cơ thể và trí óc (Shin-Gi-Tai).
33. Bạn làm gì không quan trọng bằng bạn làm như thế nào.
34. Tập luyện thuận theo tự nhiên ( cả Mẹ thiên nhiên lẫn cơ thể bạn).
35. Tôn trọng thầy và các võ sinh khác.
36. Huân chương rất đẹp, nhưng không hề quan trọng.
37. Sàn gỗ là chỗ tốt để tập luyện chứ không phải chỗ không tốt.
38. Những sai lầm chứng tỏ bạn đang cố gắng.
39. Giải thích lời của nhà thơ huyền thoại người Nhật Matsuo Basho (1644-1694), mục tiêu của việc luyện tập không phải là đi theo con đường của những võ sư xưa một cách mù quáng, mà là tìm kiếm những điều mà họ đã tìm kiếm
40. Chất lượng hơn số lượng. Hiểu sâu hơn hiểu rộng.
41. Tinh thần đồng đội.

dojo1(large)

42. Khuyến khích sáng tạo và suy nghĩ cởi mở.
43. Bạn luôn phải đổ mồ hôi, nước mắt hay máu. Thậm chí là tất cả cùng lúc.
44. Có thể thất bại chứ không được lùi bước.
45. Tuổi tác chỉ là con số. 20 tuổi với 50 tuổi luôn được chào đón như nhau.
46. Thầy luôn muốn võ sinh giỏi hơn mình.
47. Lý giải về một kĩ thuật luôn dựa trên nguyên tắc ( ví dụ như nguyên tắc sinh hóa hay nguyên tắc chiến đấu), chứ không phải quan điểm ngẫu nhiên.
48. Nếu võ đường cần được tu sửa, mọi võ sinh đều đến giúp.
49. Bạn được phép tham gia các giải mở rộng và các buổi hội thảo.
50. Bạn có thể mặc võ phục hang nào cũng được.
51. Bạn được dạy về lịch sử, văn hóa và triết lý của Karate chứ không chỉ về mặt chuyên môn.
52. Nếu bạn ốm hay bị thương, thầy sẽ yêu cầu bạn nghỉ ngơi chứ không phải là “cố gắng nữa lên”.
53. Có không khí chào đón.
54. Bạn không ở võ đường để “chứng tỏ”, bạn ở võ đường để “nâng cao”.
55. Đai đen không phải là chứng chỉ huấn luyện viên. Bạn phải qua một kháo học để nhận được chứng chỉ.
56. Bạn không học bài học về võ đường, bạn học bài học về cuộc sống.
57. Thầy quan tâm đến mọi võ sinh như nhau chứ không chỉ những võ sinh có tài.
58. Võ sinh cũng là bạn ở ngoài võ đường.

Hồ Võ (Theo Karate Nhật Bản)