Đồng tử công(thân hình lộn ngược như trồng chuối bằng đầu hoặc bằng hai ngón tay vẫn giữ được thân bằng trên mặt đất). Thiết đầu công (dùng trán đập vỡ đá). Thiết hầu công (dùng dây treo cổ lơ lửng trên xà nhà như người thắt cổ). Thiết bố sam(hứng chịu một thân cây to như cột đình dộng vào bụng). Tiệt nhiệt công (nắm trong tay sợ xích sắt nung đỏ hoặc dùng lưỡi lướt trên thép nung) và chương trình luôn được kết thúc bằng một trận đấu “Mai hoa thung” – một trong những cảnh tượng hùng tráng hấp dẫn nhất của “Fungfu Thiếu Lâm”. Tất cả những kì công này đều qua một quá trình khổ luyện liên tục và lâu dài, phần lớn nhắm vào việc phát huy nội lực.
Các vị sư di chuyển và đấu quyền trên những cục gỗ cao 2,40m và trồng hình hoa mai. Cước bộ chính xác, nhanh nhẹn và khéo léo của họ làm say mê khán giả. Đây là phương pháp dùng để rèn luyện và phát huy sự nhanh nhẹn, quyền biến của các môn sinh, tài tình như trên mặt đất. Khởi đầu các nhà sư trẻ luyện trên những trụ gỗ đóng sát mặt đất. Sau một thời gian, luyện trên những trụ cao 1m, và cuối cùng khi đã nhuần nhuyễn bộ cước, họ chuyển sang những trụ cao 2,4m.
Tất cả những môn công phu này đều qua một quá trình khổ luyện liên tục và lâu dài, phần lớn nhắm vào việc phát huy nội lực. Một võ sư Thiếu Lâm tự cho biết : Phép tọa thiền là hình thức tối cổ và trọng yếu nhất của việc luyện công “Fungfu Thiếu Lâm”. Nó giữ phần tinh túy, cốt lõi nhằm xây dựng nền móng, và từ đó giúp người môn sinh luyện tập các công phu khác. Song song với tọa thiền, các tu sĩ còn phải học 12 phép tu luyện gân cốt. Bao thế kỷ qua, từ khi đức Bồ Đề Đạt Ma khai sáng và truyền bá Thiền tông sang Trung Quốc, các Thiếu Lâm thiền sư không ngừng tìm tòi khai phá và vận dụng mọi khả năng tiềm ẩn trong cơ thể con người.
Về khí công, Thiếu Lâm chia 2 ngành : Nội công và Ngoại công. Nội công chủ yếu dựa trên sự điều khí (điều hòa hơi thở) làm máu lưu thông dễ dàng và cho phép loại bỏ những độc tố, do đó những cơ quan nội tạng sẽ thanh sạch và tứ chi trở nên linh hoạt. Ngoại công còn gọi là ngạnh công, khí lực được gom, nén vào một điểm nơi đan điền. Với sức mạnh tập trung đó khi sử dụng sẽ tạo ra những kỳ công. Các môn công phu trình diễn nêu trên đều thuộc ngành này. Riêng đấu quyền trên “Mai hoa thung” – một trong những tuyệt kỹ của Thiếu Lâm quyền pháp, là sự kết hợp nội, ngoại công. Một môn sinh quán triệt công phu này có thể đá nát một tảng đá hay có thể dậm gót tạo một lỗ sâu trên nền đất. Chúng ta có thể xác định được sức mạnh của cước pháp này khi quan sát 48 vết lõm in đậm nét trên nền gạch “Thiên Phật tự” do nhiều thế hệ tu sĩ luyện tập bộ cước nơi đây tạo nên.
Theo Bénoliel, tạp chí Karaté Bushido