Cảm động lớp học đặc biệt của võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan

“Ban đầu, ai cũng nghĩ việc dạy những đứa trẻ khiếm thị học Aikido là chuyện không tưởng, bản thân cô cũng lo lắm, không biết sẽ dạy các em theo hướng nào, vì từ trước tới nay chưa ai làm việc này cả. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, ngay cả các vị đại sư đẳng cấp cao đến từ Aikido Nhật Bản cũng đều ngạc nhiên về sự tiến bộ vượt bậc của các em. Theo cô được biết, hiện nay chỉ ở Việt Nam làm được việc dạy Aikido cho những trẻ khiếm thị và tàn tật…”

Ấn tượng võ sĩ Aikido khiếm thị đi quyền tại Giải Judo Quốc tế 2015.
Giải Judo quốc tế 2015: Hướng đến là giải vô địch chính thức của thế giới.

a93e3595072610cc682cf4a54684600d3
Võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan và những “học trò đặc biệt” của mình

 Theo học Aikido từ những ngày đầu môn võ này du nhập Việt Nam vào năm 1958, tới năm 1967, khi mới 20 tuổi, võ sư Thanh Loan đã vinh dự là người phụ nữ thứ nhì ở Việt Nam đạt được tới đẳng Shodan, tức huyền đai quốc tế Aikikai, văn bằng do chính tổ sư sáng lập Morihei Ueshi ba – ký. Hơn bốn mươi năm qua, không thể biết được bao nhiêu học trò đã trưởng thành qua sự dìu dắt của nữ võ sư Thanh Loan.

Bắt đầu từ năm 1991, võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan – Trưởng bộ môn Aikido (thuộc hội võ thuật Khiếm thị Tp HCM) về phụ trách bộ môn Aikido tại Trung tâm TDTT Hồ Xuân Hương (Q.3, Tp HCM). Trong suốt 20 năm, bà đã dành trọn trái tim của mình cho những đứa trẻ khuyết tật. Bà đặt cho lớp học một cái tên đúng như ý nghĩa của nó Thế giới là yêu thương. Thế giới ấy có đến hơn 100 đứa trẻ đang mang trong mình một phần khiếm khuyết của con người. Em bị khiếm thị, bị DOWN, bị câm, điếc… Tất cả hội tụ về Thế giới là yêu thương của võ sư Thanh Loan và chúng đều được cho đi và nhận lại một tình yêu thương chân thành.

Cơ duyên đưa cô Loan đến với những lớp học đặc biệt, là khi hội Võ thuật dành cho người khiếm thị do cô Trần Hồng Thắm – khi đó còn đương chức phó giám đốc sở Thể dục thể thao TP.HCM sáng lập năm 2005, mời võ sư Thanh Loan đảm trách môn Aikido cho một lớp khoảng 20 em khiếm thị. Cô Loan nhớ lại: “Khi mới nhận lớp, mấy đêm liền cô trằn trọc, suy nghĩ vì lo, và hồi hộp lắm. Phương pháp dạy thế nào là một chuyện, nhưng việc tránh những chấn thương rất dễ xảy đến cho các em trong lúc tập luyện cũng là cả một vấn đề. Các em không thấy đường, nên mình chỉ biết khai thác ở thính giác và xúc giác của các em. Phải giải thích cặn kẽ từng động tác, rồi làm mẫu từng tư thế đòn, sau đó cho các em rờ bằng tay để cảm nhận, bởi vậy việc gì cũng diễn ra rất chậm chạp…”

lop hoc dac biet cua co
Lớp học đặc biệt của cô

Nhưng dạy được một thời gian, cô Loan chợt phát hiện ra một chuyện khá thú vị, đó là do không thấy đường, mọi động tác chỉ nhất nhất làm theo lời chỉ dẫn của cô nên các em khiếm thị không bị trạng thái nhát đòn như người bình thường khi quan sát thấy người khác bị té trong mỗi đòn thế, bởi vậy các thế đánh, thế bay người… của các em lại trở nên rất đẹp.

Lớp học đầu tiên ấy tiến bộ ngoài sự mong đợi của chính nữ võ sư cũng như những người quan tâm. Các em khiếm thị nhờ được tập luyện cũng linh hoạt, khoẻ mạnh và lạc quan hơn. Vào những dịp đại hội thể dục thể thao dành cho người khuyết tật, cô Loan luôn dẫn học trò khiếm thị của mình đi biểu diễn trong sự ngạc nhiên, thán phục của mọi người. Tới nay, lớp học đầu tiên ấy đã đạt tới đẳng cấp đai nâu.

cac em rat ngoan va biet nghe theo loi huong dan cua co
Các em rất ngoan và biết nghe theo lời hướng dẫn của cô

Võ sư Thanh Loan kể: “Gần 50 năm gắn bó với võ thuật, dạy người bình thường đã khó nhưng dạy người khuyết tật lại càng khó gấp trăm ngàn lần. Hầu hết các em đều rất chậm và mau quên. Cô nói vừa dứt lời thì trò cũng quên ngay. Nhưng mình phải kiên trì, nhẫn nại. Dù sao đi nữa chúng cũng là những đứa trẻ sinh ra đã phải chịu nhiều thiệt thòi rồi. Gắn bó với các em nhiều, mình càng yêu thương chúng hơn và càng ngày mình càng phát hiện ra ở các em một sự khát khao vui chơi hòa nhập với cộng đồng. Không gì là không thể. Hãy gõ, cửa sẽ mở”.

Aikido không tập trung sử dụng các đòn đấm hay đá mà dùng chính sức mạnh của đối phương để khống chế hay ném họ ra xa. Bà nhấn mạnh cái chính ở đây là Võ học của tình thương, lấy tình thương làm nền tảng. Tuyệt đối không có thi đấu phân cấp.

nhung dua tre hoc vo o day
Những đứa trẻ học võ ở đây là để rèn luyện sức khỏe, để trao dồi kiến thức và đặc biệt cho chúng hội nhập với cộngđồng.

6

Không chỉ dạy võ, bà Thanh Loan còn dạy cho các em về lễ nghĩa, cách sống sao cho hòa hợp với đời.  Phụ huynh của em Tất Thành, học viên lớp khuyết tật của Võ sư Thanh Loan kể cho tôi trong niềm vui khôn tả: “Từ khi đưa cháu vào học ở lớp cô Loan dạy, cháu tiến bộ lên rõ rệt. Cháu bị hội chứng DOWN phân liệt từ khi vừa sinh ra. Cháu luôn mặc cảm và sống khép mình với mọi người. Vậy mà chỉ trong vòng hơn một năm theo học ở đây, cháu được lên đai xanh hai vạch. Thầy cô định tăng đai cho cháu nhưng tôi bảo ở nhà cháu lười lắm, không chịu làm việc nhà giúp đỡ mẹ nên thầy cô lại hoãn lần sau để thử thách cháu”.

Ly Ly