Lực lượng cận vệ Tổng thống Mỹ (PPD) là những nhân viên bảo vệ luôn kề cạnh người đàn ông quyền lực nhất hành tinh. Được đào tạo riêng biệt và bài bản, họ trở thành những “xác chết” đáng sợ nhất của cục Mật vụ Mỹ.
Sự thật về cận vệ Tổng thống Mỹ: “Chạy là trên hết”
Cận vệ Tổng thống Mỹ không có khái niệm “môn võ”
NHỮNG “XÁC SỐNG” HỨNG ĐẠN
Khác với những đồng đội của lực lượng Counter Assault Team bảo vệ vòng ngoài mỗi khi Tổng thống xuất hiện, đội PPD mặc giáp chống đạn cũng như trang bị vũ khí rất hạn chế để có thể “diện” vest đen, tiện xuất hiện trước công chúng ngay bên cạnh Tổng thống Obama.
Dan Bongino – một cựu nhân viên PPD từng tiết lộ: “Chúng tôi được đào tạo để hứng đạn cho Tổng thống. Chúng tôi làm thế theo một phản xạ hết sức tự nhiên chứ không phải sự can đảm”. Mỗi khi có sự cố xảy ra, trong khi mọi người cúi xuống để tránh lạc đạn và đội CAT nhanh chóng triển khai tác chiến thì đội PPD lại phải đứng lên vươn rộng người ra để che đạn cho Tổng thống.
Thật không có gì quá đáng nếu so sánh PPD với những zombie (xác sống) của thế giới điện ảnh. Khi tình huống xấu diễn ra, họ sẽ thiết lập kế hoạch đưa Tổng thống ra nơi an toàn, cứu thương (nếu có) và đôi khi rút súng bắn trả khi cần thiết. Tuy nhiên, trước khi tất cả những điều đó xảy ra, họ phải… hứng đạn trước đã.
IM LẶNG. IM LẶNG TUYỆT ĐỐI.
Luôn có mặt bên cạnh Tổng thống Mỹ, PPD mới chính là những người nắm hết toàn bộ bí mật công việc của ông chủ Nhà Trắng. Họ nghe những gì Tổng thống được nghe, họ biết những gì Tổng thống nói trong cả những cuộc họp kín.
Sở Mật vụ Mỹ đã nhiều lần tìm cách ngăn cản PPD tiếp xúc với những bí mật công việc của Tổng thống, nhưng mọi phương án đều khiến PPD giảm khả năng bảo vệ “đại bàng” – mật danh thường dùng để gọi Tổng thống. Phương án cuối cùng được đưa ra đó là tuyển chọn những người đáng tin tưởng nhất. Không phải tự nhiên mà các PPD trước khi chính thức được bảo vệ Tổng thống phải tốn hơn 10 năm thử thách với vị trí an ninh tại nhiều cơ quan hành chính khác nhau. “Trầm tính, ít nói” trở thành một trong những tiêu chí chính để tuyển chọn PPD cũng với lý do tương tự.
Túc trực liên tục bên cạnh Tổng thống, PPD nhanh chóng trở thành bạn bè của người đàn ông quyền lực nhất hành tinh, đặc biệt là những vị Tổng thống hiền lành và thân thiện như ông Obama. Cũng như nhiều đời Tổng thống khác, ông Obama thường xuyên hỏi bâng quơ chuyện công việc với các PPD.
Vốn không được đào tạo về chính trị, các PPD không hề có thẩm quyền để trả lời những câu hỏi như vậy. Bản thân những câu hỏi của ông Obama vốn cũng chỉ mang tính chất xã giao. Tuy nhiên, để tránh những tình huống các PPD vô ý dùng lời nói của mình tác động đến các suy nghĩ của Tổng thống, nguyên tắc là việc của PPD cũng ghi rõ: “Không được lên tiếng bất cứ điều gì trừ trao đổi an ninh qua thiết bị liên lạc. Kể cả khi trả lời câu hỏi từ Tổng thống, không được sử dụng câu hay ý nghĩa cảm thán, biểu lộ thái độ hoặc quan điểm.”
Những quy định khắt khe này biến các PPD thành “xác chết” của Nhà Trắng. Tất cả những gì họ nói với nhau là các phương án bảo vệ, những nhắc nhở hay cảnh báo nguy hiểm. Họ im lặng với Tổng thống, và thậm chí với cả thân nhân họ. Họ được tuyển chọn từ những người ít nói, được huấn luyện để trở nên ít nói hơn, và áp lực công việc khiến họ ít nói hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm: Đoàn xe “tiêu chuẩn” hộ tống Tổng thống Obama tại Mỹ
[jwplayer player=”1″ mediaid=”109336″]
Y.N