Một lần, tại Tế Nam, Vương Tử Bình đang uống trà ở trà viên thì thấy gần đó có cối xay nước đang quay chuyển rất nhanh. Ông tự tin nói: “Để tôi ngăn lại”. Ông xắn tay áo, vận khí lực ở chân, vươn tay đè lên thớt cối xay làm nó không xê dịch một ly.
Giải mã bí ẩn Cửu Dương Thần Công
Ấn tượng nhà sư Trung Quốc khinh công trên mặt nước
Nhà võ thuật trứ danh toàn năng Trung Hoa- Vương Tử Bình (1881-1973) người huyện Thương, tỉnh Hà Bắc, dân tộc Hồi. Bởi võ công nội gia thâm hậu nên được gọi là “Vua thần lực ngàn cân” (thần lực thiên cân vương).
Vương Tử Bình Sinh ra trong một nhà nòi võ thuật ở Thương Châu. Ông nội nhờ môn “Phiên giang tử” mà nổi tiếng xa gần. Ông tự mình tập bắt vật, cầm nã, mai hoa trang (lập tấn trên cọc mai hoa), khí công, ngạnh công thuộc nội gia quyền… loại gì cũng tập luyện. Do ông khắc khổ luyện tập, lại quen động não suy ngẫm nên ông đã sáng tạo ra nhiều phương pháp luyện công rất hay.
Ông đào mương để tập nhảy xa, đào hố để tập nhảy cao, mương càng rộng hố càng sâu thì công phu của ông ngày càng hoàn thiện và không ngừng nâng cao theo thời gian. 14 tuồi, công phu của ông lúc đó đã đạt mức cao thủ.
Một lần, tại Tế Nam, Vương Tử Bình đang uống trà ở trà viên thì thấy gần đó có cối xay nước đang quay chuyển rất nhanh làm nước bắn tung toé. Ông tự tin nói: “Để tôi ngăn lại”. Những người xung quanh náo nhiệt tỏ vẻ không tin, chỉ thấy ông xắn tay áo, vận khí lực ở chân, vươn tay đè lên thớt cối xay làm nó không xê dịch một ly.
Người xem lắc đầu, lè lưỡi. bỗng từ trong đám đông có một người hình dáng khôi vĩ, khí thế hiên ngang bước ra, gọi ông tới một chỗ hỏi rõ lai lịch rồi bảo: “Anh có muốn học nghệ không?”. Vương vội hỏi: “Tôn tính đại danh của ngài là gì?” thì người kia đáp “Tôi là Dương Hồng Tu”. Nghe đến đây Vương biết ngay trước mặt mình là một cao thủ về thân pháp, trốc cước… lừng lẫy tiếng tăm nên vội vàng bái sư.
Từ đó ông được danh sư chỉ dạy, chưa được mấy năm đã nổi lên thành một hào kiệt võ lâm, võ nghệ siêu quần, xuất chúng. Vương Tử Bình kiên trì tập luyện mấy chục năm. Ông giỏi tra quyền, Bát cực quyền, thân pháp, đao, thương, kiếm, côn và cả vật đẩy nữa. Đặc biệt là môn Thanh Long kiếm, ông vung kiếm lên thì kiếm ảnh biến hoá kỳ diệu, tư thế đẹp đẽ, thân hình như rồng lượn, phượng bay. Công phu như vậy quả đã đạt tới mức thượng thừa.
Ngày 15 tháng 9 năm 1918, tại vườn hoa Trung Sơn (Bắc Kinh) đen đặc những người, hoá ra là có võ sĩ người Nga tên là Cantaiơ tự khoe là “đại lực sĩ bậc nhất thế giới” lập lôi đài 3 ngày ở đó. Hôm khai mạc ngày 14, anh chàng này mở miệng dè bỉu người Trung Quốc là “con bệnh Đông Á”.
Thấy đông người, Vương Tử Bình tò mò vào xem. Tức giận khi thấy võ sĩ Nga huênh hoang, phỉ báng dân tộc, ông nhấc người một cái, nhảy từ dưới đất lên đài. Và chỉ sau hai hiệp với chiêu “Bạt thạch Thái sơn” (phá đá núi Thái sơn) ông đã đánh cho đối thủ cao 2m, nặng hơn 100kg phải nằm bẹp dưới đất.
Năm 1919, ở Sơn Đông, Thanh Đảo mở phong trào lạc quyên ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị động đất lớn, các danh võ như Vương Tử Bình đồng ý tham gia biểu diễn. Ông biểu diễn ngạnh công dùng tay đập vỡ đá rắn, vận khí bẻ cong gậy sắt… nên báo chí ngày ấy gọi ông là “Vua ngàn cân”.
Có một đại lực sĩ người Mỹ là Hariman nghe tin đòi tỷ thí bằng được. Đã ngoài 30 tuổi nên Vương nhũn nhặn chối từ, Hariman được thể coi trời bằng vung, cho rằng Vương chỉ hữu danh vô thực và lớn tiếng sỉ nhục. Đến nước này thì Vương đã hiên ngang ứng chiến. Khi bắt tay thi đấu, Hariman định mượn cớ bắt tay để “tiên phát chế nhân” (ra tay chế ngự trước).
Nhưng với một đại cao thủ như Vương, ông đã phát khí dùng ngón tay cái bấm vào huyệt Hổ khẩu làm đối phương hét lên đau đớn, ông sử dụng thân pháp rất nhanh, tỳ vai xoay người, dùng chiêu “Hầu vương cử đỉnh” (Tôn Ngộ Không nhấc núi) nhấc bổng đối thủ nặng cân hơn nhiều lần rồi ném xuống đài trong tiếng vỗ tay vang dội của hàng nghìn người đang háo hức quyên góp.
Đại lực sĩ người Đức Hachimay cũng tìm đến Vương Tử bình đòi tỷ thí. Cũng như mọi lần, Vương nhũn nhặn từ chối. Đã nghe hết những giai thoại về các lực sĩ trước mình, Hachimay không dám tỏ ra coi thưởng Vương mà chỉ khẩn thiết mong được giao đấu. Vương nhận lời với tuyên bố không xuất thế.
Khi tỷ thí Vương cương nhu tương tế, lấy nhu khắc cương, chợt trái chợt phải, triển khai thân pháp ảo diệu, hô Đông lắc Tây, chỉ Nam bước Bắc làm cho Hachimay cứ nhảy lên chồm chồm, toàn dồn lực đánh vào chỗ hư vô, cuối cùng kiệt sức nên gục xuống chịu thua, Vương Tử Bình mặt không biến sắc hất tà áo quay vào nhà.
Sau ngày thành lập nước CHND Trung Hoa (1949), với danh tiếng, tuyệt kỹ võ công và đức độ của mình, Vương Tử Bình được mời giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội võ thuật Trung Quốc, Uỷ viên Tổng hội Thể dục Thể thao. Ông viết nhiều lại liệu võ thuật quý như “Quyền thuật nhị thập pháp” (20 phép quyền thuật), “Khứ bệnh diên niên nhị thập thế” (20 thế võ trừ bệnh, kéo dài tuổi thọ…
Theo Chu Hồng Châu/Dân Việt