Chiêm ngưỡng môn võ thực chiến đáng sợ của Malaysia

Bersilat là môn võ truyền thống của Malaysia có nhiều nét tương đồng và được xem là anh em sinh đôi với Pentiak Silat của Indonesia. Đây là môn võ thuật có khả năng thực chiến khá tốt.

7 kỹ thuật đá trong Vịnh Xuân Quyền
5 điều có thể bạn chưa biết về Lý Liên Kiệt

Bersilat là một môn võ cổ truyền của Malaysia phát triển từ thế kỷ 15 và hiện nay được coi là quốc võ của Malaysia. Người sáng lập và truyền bá Bersilat là ông Hang Tuah. Lúc trẻ ông đã đam mê võ thuật và lặn lội khắp nơi để học võ với nhiều danh sư, sau đó gom góp tuyệt kỹ của nhiều nhà rồi sáng lập ra Bersialt với một đường lối võ công riêng biệt thích hợp với tập tục và văn hóa của Malaysia.

Bersilat được chia ra làm hai hệ thống, Silat Pulat và Silat Buah. Silat Pulat gần giống như là các điệu múa cổ truyền của Malaysia, được dùng để biểu diển trong các lể hội lớn, hoặc các lể cưới. Silat Buah mới được dùng trong chiến đấu. Trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 18, Bersilat gần như bị thất truyền vì sự bảo thủ một cách ngu ngốc và ích kỹ của các võ sư thời đó.

Bersilat bị giữ bí mất hoàn toàn, môn sinh theo học Bersilat phải tuyên thệ tuyệt đối giữ gìn bí mật các tuyệt kỹ, vì vậy mà Bersilat thường chỉ được “cha truyền con nối” trong gia tộc mà thôi, các võ sư khi muốn thu nhận đệ tử phải thông qua sự đồng ý của một hội đồng đặc biệt….v…v… Bersilat được chính thức truyền bá rộng rãi vào đầu thế kỹ 19 và sau đó nhanh chóng được coi là quốc võ của Malaysia mãi cho đến ngày nay.

Mặc dù Bersilat được coi là môn võ cổ truyền của Malaysia, nhưng thật ra lại có quan hệ gần như anh em sinh đôi với môn võ Pentjak Silat của Indonesia, và môn Pentjak Silat lại có nhiều liên hệ cội nguồn với võ công Trung Quốc và Nhật Bản… Đòn chân và tay của Bersilat giống như của Karate-do, các đòn khóa tay, xiết cổ, ném, vật thì giống Jujitsu, các bài quyền thì giống các bài quyền của võ cổ truyền Trung Quốc…

Cái khác nhau của Bersilat so với các môn võ của Trung Quốc và Nhật bản là ở các thế tấn và bộ pháp di chuyển trong khi giao đấu vì nó mang đậm nét truyền thống của văn hóa, tập tục của người Malaysia… Cội nguồn của Bersilat ra sao không quan trọng, cái quan trọng là người dân Malaysia đã tự hào chấp nhận rằng Bersilat là quốc võ của họ, cũng giống như người dân của Đại Hàn đã tự hào chấp nhận Tae Kwondo, người dân Thái Lan tự hào chấp nhận Muay Thai, người dân Nhật tự hào chấp nhận Karate-do, người dân Do Thái tự hào chấp nhận Krav Maga…. là quốc võ của họ, mặc dù đòn thế của các môn “quốc võ” này được gom góp từ tinh hoa của nhiều môn võ khác nhau trên thế giới…

Mặc dù có nhiều hệ thống, thể loại đa dạng và phức tạp nhưng hệ thống chung nhất về phương pháp tập luyện cơ bản Bersilat như sau:

  • Chào kính (như bái tổ trong Võ cổ truyền Việt Nam)
  • Múa binh khí
  • Thân pháp (tránh né và phản đòn)
  • Bộ pháp
  • Cước pháp và kỹ thuật tránh né an toàn
  • Kỹ thuật đâm

Nghệ thuật chiến đấuBersilat có sử dụng binh khí, nhiều loại binh khí sắc bén như dao, kiếm hoặc côn, trượng, gậy… nhưng với tinh thần ngày nay Bersilat trở thành một môn thể thao rèn luyện thân thể nên tính chiến đấu của nó bị suy giảm. Vì vậy binh khí chỉ được tập luyện mạnh mẽ tại những vùng xa xôi.

Về luyện tập chuyên sâu, Bersilat gồm có 6 bộ môn:

  • Chekak (chế khắc): điều hòa hơi thở là chính, sử dụng sức mạnh là phụ. Tay không được sử dụng nhiều và thỉnh thoảng sử dụng Tiền cước đá về phía trước.
  • Kelantan (võ vật): chủ yếu là cầm nã thủ và các thế khóa vật.
  • Lintant (song đấu): tỉ thí quyền cước, không dung binh khí
  • Medan (hỗn chiến binh khí): sử dụng binh khí trong chiến đấu tập thể với khối lượng đông.
  • Peninjuan (giốn kinh công): rèn luyện những bước nhảy xa, nhảy dài.
  • Teralak (khí lực công): vận khí dung lực, điều hòa hơi thở trong chiến đấu, vừa phát huy sức mạnh tột độ

V.Đ