Từ niềm đam mê võ thuật từ nhỏ, Dominique Saatenang đã trở thành học viên châu Phi đầu tiên của Thiếu Lâm Tự và được ví như “Lý Tiểu Long của Châu Phi”.
Sự khổ luyện của những võ tăng Thiếu Lâm tự
Sư trụ trì Thiếu Lâm tự bị tố quan hệ tình dục với ni cô
Khi Dominique Saatenang còn là một chú nhóc ở làng Bafou, Cameroon, cậu đã mê mẩn những bộ phim của Lý Tiểu Long (Bruce Lee). “Tôi đam mê võ thuật từ khi 10 tuổi”, anh nói. “Cha tôi muốn tôi trở thành cầu thủ bóng đá. Nhưng nhờ có phim võ thuật và nhờ Bruce Lee mà tôi đã tìm thấy bản ngã của mình ở Trung Quốc. Tôi đã trở thành Bruce Lee của châu Phi”.
Chuyến đi đầu tiên của Saatenang tới Trung Quốc là năm 1999 khi anh 24 tuổi. Lúc đó, anh chỉ có thể theo học ở một trong rất nhiều lò võ gần Tung Sơn, thay vì lên núi chính bái sư ở Thiếu Lâm Tự.
“Tôi đã gặp may”, Saatenang kể. “Sau vài tuần tập luyện, tôi được gặp một nhà sư cấp cao trong chùa. Thầy mời tôi lên ở thử 6 tháng, và tôi đã ở lại đo 4 năm”. Đó là 4 năm làm việc cật lực. Ngoài luyện võ, Saatenang còn học tiếng Trung, bốc thuốc, kinh kệ và được đặt cho một pháp danh.
Trong ngôi chùa với giới luật rất nghiêm, ảnh phải thức dậy vào 4h30 mỗi sáng. Phiên tụng kinh đầu tiên bắt đầu lúc 5g sáng, sau đó là bữa sáng chay tịnh với rau và cháo. Tiếp theo là 8 tiếng đồng hồ khổ luyện.
“Tôi đã nhiều lần suýt bỏ cuộc”, anh nhớ lại. “Việc tập luyện rất khắc nghiệt. Nhiều người đã bỏ”. Nhưng Saatenang đã trở thành đệ tử Thiếu Lâm chân truyền đầu tiên tới từ châu Phi và là trọng tài không phải người Hoa đầu tiên ở các giải đấu võ Thiếu Lâm quốc tế. Từ năm 2001, anh đi khắp nơi với vai trò đại sứ cho nhà chùa.
Trở lại với đời sống thế tục, Saatenang giờ đang tham gia vào hàng loạt dự án mở lò võ Thiếu Lâm ở các nước châu Phi: Mali, Gabon, Senegal, Cameroon và Bờ Biển Ngà.
Thương hiệu Thiếu Lâm tỏ ra có sức hút lớn. Hơn 3.000 võ sinh đã theo học các lớp của Saatenang. Học theo Lý Tiểu Long, anh cũng đóng phim và có một chương trình truyền hình thực tế của riêng mình, Shaolin Black & White (Thiếu Lâm Đen và Trắng). Nhưng điều khiến Saatenang tự hào nhất là thúc đẩy những trao đổi giữa Trung Quốc và châu Phi.
“Bạn chỉ thật sự biết một ai đó nếu bạn hiểu nền văn hóa của họ”, anh giải thích. “Qua võ thuật, tôi đã hiểu sâu sắc và rất tôn kính Trung Quốc. Mối liên hệ giữa Trung Quốc và châu Phi đang ngày càng trở nên quan trọng, và tôi nghĩ văn hóa Trung Quốc là một cây cầu nối rất cần cho sự phát triển các quan hệ kinh tế”.
Từ năm 2011, 10 võ sinh người Rwanda, Gabon, Bờ Biển Ngà, Cameroon và Congo đã tới học ở chùa Thiếu Lâm nhờ vào các học bổng do Saatenang đề xuất. Khóa học sẽ kéo dài 5 năm và một ngày nào đó, họ cũng sẽ trở thành những Lý Tiểu Long của châu Phi.
Có thể bạn quan tâm: Võ sư chạy trên mặt hồ như phim kiếm hiệp
[jwplayer player=”1″ mediaid=”63533″]
Theo Vntinnhanh