Côn nhị khúc hay còn gọi là nuchaku vốn được các bạn trẻ yêu thích võ thuật ưa chuộng, nhưng để hiểu về nó một cách cặn kẽ và tìm ra phương pháp tập luyện phù hợp thì không phải ai cũng làm được.
Lý Hùng: “Cảnh đánh đấm tôi làm thật hết, không đóng thế”
Văn Ngọc Tú: VĐV cuối cùng giành vé dự Olympic 2016
Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre (hoặc gỗ) có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Ngày nay côn nhị khúc có kiểu dáng đa dạng với nhiều biến thể: hình tròn, bán nguyệt, lục giác, bát giác, vuông, chữ nhật…
Tuy nhiên thịnh hành nhất là thân côn có các cạnh hình lục giác hoặc bát giác không quá sắc cũng không quá trơn nhẵn để gia tăng tính sát thương mà vẫn thuận tiện khi sử dụng. Phần đuôi (nơi nối dây) thường nhỏ hơn so với phần đầu (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng lực ly tâm không làm côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn.
Chiều dài của côn nhị khúc tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25–35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (lớn nhất) khoảng 2,5 – 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 – 3 cm.
Chất liệu làm hai thanh côn hiện nay cũng đa dạng: kim loại, tre nhưng nhiều nhất vẫn là gỗ cứng. Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm bằng dây dù chắc hoặc xích sắt mềm bằng cách đục lỗ thẳng xuyên tâm trên bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai lỗ xuyên ngang thân phía đầu côn. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử dụng côn nhị khúc, việc luồn dây xuống qua hai lỗ khiến trọng tâm của côn vững vàng hơn và kiểm soát côn dễ hơn là chỉ luồn dây xuống một lỗ xuyên ngang. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây còn lại sau khi đã nối côn tối ưu là bằng nửa đến dài nhất là bằng chu vi của cổ tay người tập. Dây quá ngắn thì đôi côn không linh động, dây quá dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc kiểm soát khó khăn.
Người sử dụng thường cầm sát tay vào thân côn phía đầu, hoặc cách đầu côn khoảng 1–2 cm, đôi khi có thể cầm vào giữa. Các động tác tập luyện phong phú giúp cho người tập làm chủ đôi côn thành thạo.
Khi cầm một thanh côn và tấn công bằng thanh còn lại, mục tiêu nhận phản lực thanh côn sẽ bật mạnh về sau, nên để không bị “phản tác dụng” khi sử dụng côn nhị khúc đòi hỏi phải khổ luyện. Khổ luyện là một vấn đề, nhưng mà luyện tập cho thân thể mình phản ứng nhanh nhạy, người và côn phải hoà hợp như một. Phải cảm nhận được sự chuyển động của không khí khi côn đánh vào mục tiêu.
Lực đánh của côn nhị khúc rất mạnh ở phía đầu côn do được hỗ trợ bởi lực ly tâm và phản lực. Trong nhiều đòn thế người sử dụng cầm một thanh côn và đánh văng thanh còn lại vào các mục tiêu hiểm trên người đối phương như đầu, mặt, gáy, tay, chân. Côn nhị khúc khi tập luyện và sử dụng trong thực chiến cũng rất đa dạng: có thể một tay cầm vào phía đầu một thanh côn, một tay cầm phía đuôi thanh còn lại, giữ thẳng 2 thân côn và tấn công bằng đầu thanh côn phía trên vào các yếu điểm như huyệt đạo, hoặc đỡ, gạt, đập; có thể cầm chập cả hai thanh côn và đánh, đâm, đỡ gạt; có thể hai tay cầm hai thanh côn và dùng đoạn dây ở giữa để xiết cổ, khóa tay, chặn chân đối phương v.v. Tuy nhiên, dù bằng bất cứ hình thức nào, để sử dụng thành thạo côn nhị khúc rất cần khổ luyện bằng các kỹ thuật loan (quay) côn, thu côn, và tập đánh côn trực tiếp lên các dụng cụ cứng như trụ cây, bao cát.
Video Lý Tiểu Long sử dụng côn nhị khúc :
[jwplayer player=”1″ mediaid=”110536″]
Theo VoThuat.info