Cung đạo – nghệ thuật của sự chính xác, tinh tế và nhân phẩm con người (kì 3)

“Dù một ngàn hay một vạn mũi tên cũng vậy, mỗi cái đều phải mới nguyên.”

> Cung đạo – nghệ thuật của sự chính xác, tinh tế và nhân phẩm con người (kì 1)

> Cung đạo – nghệ thuật của sự chính xác, tinh tế và nhân phẩm con người (kì 2)

Vũ khí sử dụng Lửa

0f55da4421686683682f3f58cd60abf2

Vào thế kỷ thứ XIII đến giữa thế kỷ XVI, cung thủ tượng trưng cho tầng lớp binh sĩ nơi chiến trận. Vào ngày 25 tháng 8 năm 1543, ba người Bồ Đào Nha trang bị súng hỏa mai đặt chân lên đảo Kyushu. Thứ vũ khí lợi hại này đã sớm thay thế cung tên trên chiến trận, và đặc biệt nhờ nó mà trận chiến ở Nagashino thắng lợi năm 1575. Môn bắn cung được duy trì bằng đồng thiếc và bởi những người theo đuổi nó như những truyền môn trong nước, tạo nên một cột chống linh lợi của mặc tưởng (mediation), một thực thành liêm khiết của Zen (Thiền).

Hòa Bình Lâu Dài (Long Peace) và Kyudo

6ea674284f548f1682d00c6f1b666b01

Từ 1603 đến 1868, thời Tokugawa hưởng một thời kỳ dài của hòa bình. “Bushido” (tinh thần võ sĩ đạo) vì vậy mà cũng không ngừng khuếch trương và tiềm năng của môn bắn cung cũng được đánh thức (“Way of the Awakening”). Năm 1660, bậc thầy Cung đạo Morikawa Kozan nghĩ ra một cách thức mới – Yamato Ryu – kết hợp nghi thức bắn cung của trường phái Ogasawara và các kỹ thuật của trường Heki. Tên gọi “Kyudo” được ra đời nhờ vào trường phái này, dựa trên cách kết hợp những chữ ghi ý mà tạo thành: Kyu = Yumi = cung; Do = Michi = đạo . Lần đầu tiên khái niệm “đạo” được đưa vào trong phạm vi võ thuật.

Thời hiện đại

Suốt thời Minh Trị (Meiji –- 1868 – 1912), Nhật Bản, sau hàng thế kỷ khép kín quan hệ ngoại giao với phương Tây, bất ngờ Âu tây hóa và Cung đạo vì vậy có nguy cơ bị tiêu diệt. Sự tồn tại của Cung đạo tùy thuộc vào Master Honda Toshizane (1829 – 1911), nguyên là giáo sư Cung đạo ở đại học Tokyo, nơi phối hợp cách thức bắn cung trong chiến trận với cách thức trong nghi lễ và cho ra đời một phương pháp mới để truyền dạy cho học sinh. Người nổi bật nhất của phương pháp Honda này là thầy Awa Kenzo (1888 – 1939). Ông đã có những đệ tử giỏi như Master Anzawa Heijiro (1887 – 1970) và Eugen Herrigel (1884 – 1955); họ đều là những người đầu tiên đạt đến hàng Ngũ đẳng vào thế kỷ thứ 20 ở Nhật.

Một phòng tập Kyudo
Một phòng tập Kyudo

Vào đầu năm 1930, Hội Liên Hiệp Võ Thuật Nhật Bản – Dai Butokai – đã mời một số trường bắn cung cùng nhau góp phần trong việc phát triển và chỉnh đốn điều lệ của hội. Việc này đã gây ra cuộc luận chiến dữ dội, và sự thật là họ cần thảo luận nhiều hơn nữa trước khi có sự đồng tình cuối cùng vào năm 1934.

Những lớp học Cung đạo
Những lớp học Cung đạo

Vào năm 1949, nhà chức trách Nhật đồng ý sự thiết lập của “Zen Nihon Kyudo Renmei” (ZNKR – Liên Hiệp Thiền–Cung đạo Nhật Bản), theo tên gọi quốc tế là “Japanese All Kyudo Federation” (ANKF – Liên Hiệp Cung Đạo Nhật Bản). Năm 1953, liên hiệp xuất bản cuốn “Sổ tay Cung Đạo” (“Kyudo Kyohon”) ký thác những tiêu chuẩn hiện thời về mặt hình thức và tập tính của môn nghệ thuật bắn cung. Cuốn sách được dịch ra tiếng Anh vào năm 1992 bởi dịch giả phương Tây Liam O’ Brien – Master Kyôshi đệ Thất đẳng, và sau đó được dịch ra tiếng Pháp vào năm 2004 bởi 3 nước liên hiệp: Bỉ, Thụy Sĩ, và Pháp.

Tô Thiện