Cuộc đời ngang dọc của danh sư Diệp Vấn (kì 2)

Trong lịch sử võ thuật Trung Hoa, Diệp Vấn nổi tiếng với những cuộc thư hùng, ông đã trải qua trong đời mình. Tại Hồng Kông khi người ta nêu danh ông thì luôn luôn với một vẽ trân trọng sâu xa.

Dù e ngại không muốn phổ biến môn võ nghệ của mình cho quảng đại quần chúng, VS Diệp Vấn cuối cùng cũng đã mở võ đường và rất nhanh môn Vịnh Xuân trở nên nổi tiếng tại Hồng Kông và vì khía cạnh rất thực tế và thích hợp với tự vệ của nó. Trong số môn sinh thời đó Lý Tiểu Long là người nổi danh nhất. Thân phụ Lý Tiểu Long vốn đồng hương với VS Diệp Vấn và là một bạn thân lâu đời của ông. Tình bạn này cùng với niềm đam mê của Lý Tiểu Long đã khiến anh trở thành một trong những đồ đệ ưu ái của vị võ sư già. Sau 3 năm luyện tập với sư phụ Diệp Vấn, Lý Tiểu Long phải rời Hồng Kông để qua Hoa Kỳ tiếp tục việc học.

diep van va de tu ly tieu long
Diệp Vấn và đệ tử Lý Tiểu Long

Trước lúc ra đi Lý Tiểu Long được thầy mình nhắc nhở là không được dạy môn võ Vịnh Xuân cho ngoại nhân vì đây là một di sản văn hóa Trung Quốc. Đây là tư tưởng truyền thống của các thầy dạy võ thời đó… Dù đã được nhắc nhở, ngày khi vừa tới Seattale, Lý Tiểu Long bắt đầu dạy Vịnh Xuân để kiếm ít tiền bỏ túi. Khi biết được điều này vị võ sư già tỏ ra chán nản. Mùa hè 1965 khi Lý Tiểu Long trở lại Hồng Kông và đến thăm vị lão võ sư để xin học cước pháp Vịnh Xuân (kỹ thuật cao cấp của môn phái), lão võ sư Diệp Vấn đã từ chối vì Lý Tiểu Long đã bội ước.

ly tieu long luyen vinh xuan voi moc nhan
Lý Tiểu Long luyện Vịnh Xuân với mộc nhân

Vịnh Xuân Quyền pháp triển.

Theo dư luận Diệp Vấn là một dân “hít tô phe” và giá thuốc phiện vào thời đó rất cao. Ngoài việc cần có một số tiền bảo đảm để trả tiền thuốc Diệp Vấn còn phải gới tiền về giúp đỡ người thân còn sống tại Phú Sơn. Có thể vì những lý do này mà ông đã mở võ đường tại Hồng Kông. Thoạt tiên thu nhận không được là bao vì các môn sinh phần lớn chỉ theo học một vài tháng rồi thôi. Cũng vì đó mà Diệp Vấn phải di dời võ đường nhiều lần, lần cuối tại đường LeeTat ở Yau Ma Tei. Rồi sau đó một số học trò đã được cho xuống núi và mở võ đường dạy Vịnh Xuân. Một số những chiến thắng của các đệ tử Vịnh Xuân trong các trận đụng độ trên đường phố hoặc những cuộc tỉ võ đã gây tiếng vang cho môn phái của vị võ sư già. Tháng 8/1967 cùng với một số đệ tử, đại sư Diệp Vấn thành lập hội thể dục Vịnh Xuân Hồng Kông.

diep van luyen vinh xuan cung ly tieu long
Diệp Vấn luyện Vịnh Xuân cùng Lý Tiểu Long

Đại sư Diệp Vấn mất ngày 2-12-1972, do ung thư cuống họng đa phần là do thói quen hút thuốc lá và thuốc phiện. Ông để lại một di sản phong phú cho môn phái Vịnh Xuân là một trong những môn phái phát triển trên toàn thế giới và có vẻ được biết nhiều nhất trong số các môn võ của người Hoa. Ông cũng lưu lại một cuốn lịch sử Vịnh Xuân do chính ông viết tay mà giá trị lịch sử bị nhiều đại sư phản bác.

Vothuat.info (sưu tầm)