Sau khi theo học vị đạo sĩ trên núi Tà Lơn được ba năm thì Ba Tài trở về cùng vợ con hành nghề mãi võ khắp chốn giang hồ. Không lâu sau ông gặp và kết thân với võ sư Năm Tảo. Hàng ngày hai người bôn ba ngược xuôi để mãi võ kiếm tiền. Được vài năm, hai ông được báo mộng phải lên vùng núi Cấm dẹp loạn. Ngay lập tức họ cùng gia đình lên Thiên Cấm Sơn vừa tu đạo vừa dẹp loạn thổ phỉ mang lại cuộc sống bình yên cho dân chúng nơi đây.
25 khoảnh khắc tuyệt vời nhất các bộ môn võ thuật đối kháng.
Capoeira trong thực chiến – điệu nhảy tử thần.
Đất dữ Thiên Cấm Sơn
Những năm đầu của thế kỷ XX, Thiên Cấm Sơn dường như chưa có ai khai phá, nạn cướp bóc hoành hành thường xuyên. Nói về chuyện này, nhà nghiên cứu văn học, văn hóa và lịch sử Việt Nam Nguyễn Văn Hầu cho biết: “Sở dĩ tên núi Cấm được đặt ra là vì vùng núi này cao nhất, cây cối mọc tràn lan dày đặc, đá nằm ngang dọc gồ ghề, đi phía trước không thấy khoảng trống, chẳng có đường mòn, khó cho nhà chức trách đến mà khám xét được. Cảnh hoang vu tĩnh mịch đó rất thuận tiện cho những tay hảo hán “Lương Sơn Bạc” tụ tập để gây rối cho xóm làng và các vùng phụ cận. Muốn giữ sự yên bình cho dân, nhà chức trách đương thời mới ra lệnh cấm dân chúng ở trong vùng này…”.
Sau ba năm kiên trì tu luyện trên núi Tà Lơn (Campuchia) với vị đạo sĩ khác người, Ba Tài trở về cùng vợ con bôn ba giang hồ với nghề mãi võ. Ông Ba Danh (cháu nội của cụ Ba Tài) cho biết: “Cứ hễ đi tới đâu là cụ Ba Tài nhận đệ tử mà truyền lại công phu võ thuật tới đó. Mỗi nơi ông dừng chân hai, ba tháng, có khi cũng ở lại cả năm, bảy tháng trời mới chuyển đi. Cứ thế, trên đường bôn ba chốn giang hồ của ông không biết có bao nhiêu đệ tử theo học. Sau đó, ông gặp và kết bạn với một võ sĩ đồng hương là Năm Tảo. Hai người gắn bó keo sơn như anh em ruột thịt, hàng ngày cùng nhau biểu diễn võ thuật để kiếm miếng cơm, manh áo”.
Vào khoảng năm (1926 -1927), hai ông nằm mộng, muốn phát triển võ nghệ phải về núi Cấm lập chùa tu đạo, ban phước cho dân chúng. Vùng đất này là vùng của người dân tộc Khmer, người Kinh rất ít, rừng núi hoang vu, người qua lại hiếm hoi nên mãnh thú hoành hành. Mặt khác, đội quân thổ phỉ người Khmer chuyên cướp bóc của nhân dân khiến cuộc sống của họ rơi vào cảnh lầm than, ai oán đang rất cần người bảo vệ. Với xứ mạng thiêng liêng ấy, Ba Tài và Năm Tảo lên đường tới núi Cấm nhằm dẹp yên bọn thổ phỉ, chế ngự thú dữ.
Ông Ba Danh cho biết: “Trong nhiều trận đánh ở khắp núi Cấm, một trong hai ông có thể địch lại 40 – 50 tên thổ phỉ. Khi hai ông mới lên núi lập chùa, nhiều lần cụ Ba Tài gánh đồ xuống núi bán gặp phải bọn cướp (cụ bị chúng theo dõi từ trước), chúng xông ra từ các hốc cây, lên tiếng trấn lột. Khi bọn thổ phỉ tính cướp luôn mạng sống của cụ thì bắt buộc cụ phải ra tay. Ba Tài nhanh trí dùng đòn gánh làm thương, đánh đuổi khiến toán cướp bỏ chạy vào rừng, những kẻ bị thương ôm bụng kêu than, khóc như ri. Mấy ngày sau, chúng gọi thêm quân đến phục tại con đường nơi ông cụ thường qua lại để triệt hạ. Nhưng tất cả đều trở về sau mỗi trận đánh với những vết thương chí mạng. Ba Tài trở thành cái tên khiến lũ thổ phỉ xung quanh núi Cấm khiếp sợ mà tự động tránh xa”.
Độc chiêu ngọa long hổ quyền
Đánh không lại Ba Tài, bọn cướp bèn qua Campuchia thuê các võ sĩ nổi danh nhất về chế ngự ông. Ông Tám Thảo cho biết: “Trong một lần cha tôi cùng ông Ba Tài đi qua Ngọc Suối để lo công việc. Tuy nhiên, ông Ba Tài không ngờ rằng tại đây mình lại gặp phải một võ sĩ thượng thừa xứ Nam Vang với cái tên được tôn vinh là – ông Lục. Nhớ lại những ngày tầm sư học đạo tại xứ Nam Vang, ông Ba Tài chợt hiểu là những ai ở đất Chùa Vàng mà được người đời gọi là ông Lục thì có nghĩa người này đang đứng trong hàng ngũ những người có võ nghệ giỏi nhất ở đó.
Đi cùng võ sĩ thượng thừa ấy là hai tên thông dịch viên đứng ra thông báo cho Ba Tài biết là người này từ Nam Vang qua, nghe nói Ba Tài có võ công cao cường nhất núi Cấm, nhiều băng cướp tụ lại mà địch không nổi một mình ông, nên họ thuê võ sĩ này qua đây để thử sức… Ba Tài nghe vậy cười vang: “Ta là Ba Tài đây. Nếu như các vị muốn thử sức với ta thì ta sẵn sàng tiếp chiêu. Nhưng mong các vị tuân theo điều kiện thắng thua ta đặt ra”.
Ông chưa kịp đưa ra điều kiện của mình thì võ sĩ nọ đã bảo thông dịch viên nói với ông và mọi người chứng kiến rằng: “Nếu mà tôi thua thì núi Cấm này mãi mãi về sau giao cho Ba Tài, không ai trong số bọn cướp này được phép xâm chiếm nữa. Còn nếu tôi thắng thì mong rằng ông Ba Tài trả lại núi Cấm cho anh em tôi làm ăn”. Nghe thông dịch viên nói vậy, được sự cổ vũ của cư dân bản địa, Ba Tài gật đầu đồng ý.
Theo nhận định ban đầu của những người chứng kiến, những tên cướp vỗ ngực cười vang: “Trong trận chiến này, Ba Tài chỉ chiếm 7 phần sức mạnh, còn võ sĩ người Nam Vang của chúng ta chiếm phần thắng tới mười mươi, sợ chi mà không thách đấu”. Nghe vậy Ba Tài cũng cười phá lên như tiếng sét lúc trời giông bão. Nghe đồn tiếng cười ấy vang xa tới chân núi bên kia khiến những người chứng kiến thất kinh, hồn xiêu phách lạc. Cười thị oai xong, ông bước tới khẳng định: “Ta là Ba Tài nè, ta chấp nhận lời thách đấu của ngươi. Xin mời xuất chiêu”.
Nói xong, ông khua tay, múa chân thủ tấn rồi đưa mắt mời vị võ sĩ xứ Nam Vang xung trận. Khi vị võ sĩ ấy vừa nhích lên một bước thì Ba Tài đã xuất hiện ngay trước mặt, ông dùng bàn tay phải đánh thẳng vào ngực trái của vị võ sĩ này, dùng nội lực túm chặt ngực trái (do võ sĩ người Nam Vang thường to béo nên ngực của họ rất nở) mà nhấc bổng hắn lên cao. Chiêu thức của Ba Tài vừa mạnh, vừa nhanh khiếm tên võ sĩ kia không kịp trở tay, khi buông đối thủ xuống, lớp da ngực của tên võ sĩ người Nam Vang dính chặt lại ở bàn tay ông.
Còn trên ngực trái của người võ sĩ kia chảy máu theo hình năm ngón tay của Ba Tài. Thất kinh cực độ, tên võ sĩ Nam Vang quỳ sụp xuống trước mặt ông mà vái lạy liên hồi: “Bái lạy quan thầy, đệ tử có mắt không tròng, ngó núi mà không thấy Thái Sơn nên đã thất kính, xin được tạ tội”. Nghe vậy, ông Ba Tài cười vang rồi đưa tay đỡ tên võ sĩ dậy. Sau đó, người võ sĩ Nam Vang này ngỏ ý muốn xin Ba Tài chỉ dạy thêm võ thuật cho hắn và xin ông cho hắn nán lại vài ngày trong chùa.
Vị võ sĩ này đã ở lại núi Cấm trong ba ngày, ba đêm nhưng cũng không học được gì ở Ba Tài cả. Vì trong thời gian hắn ở lại, Ba Tài chỉ dành những lời khuyên nhủ, răn dạy rằng: “Làm người phải có liêm sỉ, làm võ sĩ phải cao thượng hơn người thường” chứ chẳng chỉ dạy hắn một chiêu thức võ công nào cả. Biết cả đời luyện tập của mình không thể sánh bằng một chiêu trời giáng của Ba Tài, hắn cho ông là một cao nhân đắc đạo, xin quay về quê nhà tuân lệnh tu đạo lại.
Cảm hoá kẻ đi chế ngự mình bằng tuyệt kỹ võ công ngoạ long hổ xung trậnCũng trong thời gian ba ngày ở lại, vị võ sĩ trên có nhờ hai thông dịch viên của mình nói lại với Ba Tài hai điều: “Thứ nhất, khi ở bên trường võ Nam Vang, công lực mà hắn tập luyện đã đạt tới mức thượng thừa trong giới võ lâm. Mỗi lúc vị võ sĩ này luyện công thường lấy chì nóng chảy dội lên người mà không hề hấn gì(?). Vậy mà chỉ bằng tay không ông Ba Tài đã bấm thủng nó, điều này chỉ có những vị cao nhân đắc đạo mới làm được thôi. Thứ hai, trước khi ông ấy lấy tay chụp vô ngực của tôi thì tôi đã thấy có một uy lực nào đó rất ghê gớm khiến tôi không thể vận công bùa chú được. Phải chịu thua sau một chiêu duy nhất”. Thời gian xin ở lại vài hôm đã hết, vị võ sĩ người Nam Vang ra về với lời hứa sẽ không để ai xâm chiếm hoặc cướp bóc của cải xung quanh núi Cấm nữa. Ông Ba Danh cho hay: “Ông Ba Lưới hiện là người duy nhất còn sống trên núi Cấm cũng là lớp đàn em của ông Ba Tài và Năm Tảo. Năm xưa, những con người này thường xuyên luyện tập võ nghệ cùng nhau nuôi khát vọng làm chủ núi Cấm. Sau này, độc chiêu hạ bệ vị võ sĩ người Nam Vang (ông Lục), ông Ba Tài được mọi người trong giới võ lâm ví như ngọa long hổ xung trận”. |
Có thể bạn quan tâm: 13 bài quyền quy định của Võ cổ truyền Việt Nam
[jwplayer player=”1″ mediaid=”71063″]
Theo Đăng Văn – Nguyên Việt/Tinmoi.vn