Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, Đả cẩu bổng pháp là một trong hai bí kiếp trấn phái của Cái Bang cùng với Hàng long thập bát chưởng.
Kỳ 1: Cái tên cổ hủ nhưng là loại võ công bậc nhất
Đả cẩu bổng pháp có nghĩa là dùng gậy trúc để đánh ác cẩu, cho nên lúc đi hành khất các nhân vật trong Cái Bang thường mang theo một cây đả cẩu bổng để phòng khi chó dữ tấn công. Đả cẩu bổng pháp thường rất nhanh nhẹn, linh động, tùy cơ ứng biến. Bổng pháp này là do kinh nghiệm thực tế đánh ác cẩu mà đúc kết thành bí kiếp.
Đả cẩu bổng pháp là một loại Côn pháp chí cao, gồm 36 đường đánh. Đả cẩu bổng pháp là do sư tổ của Cái Bang sáng tạo nên, được những người bang chủ tiền nhiệm truyền cho bang chủ đời sau, quyết không truyền cho người thứ hai. Đến bang chủ đời thứ ba của Cái Bang võ công so với sư tổ còn cao siêu hơn, ông ta đã thêm vào những đường đánh của Đả cẩu bổng vô số chiêu pháp kì diệu biến hóa. Trong vòng mấy trăm năm, Cái Bang gặp họa nguy khốn, bang chủ phải thường xuyên ra mặt dùng Đả cẩu bổng pháp diệt tà trừ ác khiến cho quần tà phải khiếp sợ.
Đả cẩu bổng pháp tuy có cái tên cổ hủ nhưng đây là một loại võ công bậc nhất từ trước đến nay, nó có sự biến hóa khôn lường, kì lạ. Tuy đã nổi tiếng từ lâu nhưng đến đời Hồng Thất Công bang chủ thứ 18 của Cái Bang, loại Côn pháp này mới thật sự uy trấn võ lâm.
Đến đời Hoàng Dung, con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư, nữ bang chủ duy nhất của Cái Bang, Đả cẩu bổng pháp mới được các nhân sĩ biết đến rộng rãi.
Ngoài Hồng Thất Công và Hoàng Dung ra còn có Tống Nguyên Ân (trưởng lão đời thứ 12 của Cái Bang) được xem là cao thủ Đả cẩu bổng pháp.
Tuy nói Đả cẩu bổng pháp không được truyền cho người khác trừ các bang chủ nhưng Hổng Thất Công từng dạy nó cho Dương Quá.
Đả cẩu bổng được xem như một tín vật của Cái Bang, thấy Đả cẩu bổng như thấy bang chủ, thân bổng màu xanh, trơn tru, bóng nhẵn. Khi dùng cùng với Đả cẩu bổng pháp thì sức mạnh nhân lên gấp bội
Bổng pháp
Đả cẩu bổng pháp có 36 chiêu biến hóa khôn lường, xuất thần nhập hóa, mạnh mẽ vô luận dựa trên 8 tự quyết là bạn (đánh dưới chân), phách ( bổ từ trên xuống), triền (trói) , tróc (đâm), khiêu (móc), dẫn (dẫn dụ), phong (khóa), chuyển (xoay tròn)…
Lúc dùng tự quyết bạn chủ yếu là tấn công bên dưới địch, đánh nhanh ồ ạt như sông Hoàng Hà Trường Giang đang chảy, tuyệt đối không cho địch có thời gian thở gấp, một gậy không trúng thì tiếp gậy thứ hai, liên tiếp tới tấp làm địch khó lòng mà né hết được.
Lúc dùng tự quyết phách thường như hình với bóng với địch, mượn lực chế địch, bất kể là địch dùng binh khí to lớn bao nhiêu, lúc này gậy trúc sẽ như một sợi dây mây vừa nhỏ vừa chắc chắn quấn chặt vào thân cây, đừng hòng chạy thoát khỏi nó.
Tự quyết chuyển lại có sự tương phản, hoặc là dùng để đánh vào yếu huyệt hoặc đánh vào chỗ hiểm của địch, thường di chuyển chạy thành một vòng tròn, gậy trúc làm thành một vòng ngọc bích màu xanh, đem tất cả bao vây bên trong.
Tự quyết khiêu tức là lấy “bốn lạng bạt nghìn cân”, lấy sảo kình (kỹ sảo và sức mạnh) hóa giải man lực (lực mạnh khủng khiếp). Hoàng Dung khi xưa tiếp nhận chức bang chủ, do kẻ xấu xúi giục nên người trong bang không phục, bà đã dùng chiêu này để đánh bại bốn vị trưởng lão làm bọn họ từ đó đều hết sức thần phục bà.
Còn tiếp …
Như Nguyệt